Món Ngon Hà Nội Làm Quà / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

5 Món Ngon Hà Nội Phải Mua Làm Quà

Ô mai, giò chả, bánh ngọt…là những món ăn tuyệt ngon ở Hà Nội luôn quyến rũ khách vãng lai và được chọn làm quán cho người ở xa.

Bánh mì nướng

Ngoài bánh mì truyền thống, Hà Nội còn có hai loại bánh mì rất được yêu thích là bánh mì chuột (bánh nhỏ như con chuột) và bánh mì dài (bánh dài xấp xỉ 50cm). Dù là loại nào, bánh mì Hà Nội đều có điểm chung là vỏ ngoài vàng giòn, ruột đặc mềm và ngọt thơm vị bơ, vị sữa, ăn bánh không thôi cũng thấy ngon rồi. Nếu bánh ỉu, chỉ cần cho lên chảo nóng hoặc quay lò vi sóng chốc lát là lại giòn tan ngay. Có lẽ vì thế mà cạnh nhà ga, bến xe nào cũng phải có một, hai hàng bánh mì để khách mua về làm quà.

Địa chỉ gợi ý: Bánh mì dài Big C, Trần Duy Hưng, Hà Nội. Bánh mì Ngã Tư Sở. Các cửa hàng bánh mì trong ngõ Văn Chương, gần ga Hà Nội.

Ô mai

Ô mai không phải là đặc sản của Hà Nội nhưng ở Thủ đô lại có những cửa hàng ô mai gia truyền ngon khó đâu sánh bằng. Bạn có thể tìm mua các loại ô mai táo, quất, gừng, me… đủ vị chua ngọt, cay mặn, dai, giòn trên các dãy phố Hàng Đường, Hàng Buồm. Dù ô mai Hà Nội đã được công nghiệp hóa, bày bán nhiều ở tạp hóa, siêu thị thì việc đến tận nơi mua vẫn giúp ô mai đảm bảo và tươi mới hơn. Các cửa hàng này cũng sẵn sàng đóng gói, đóng hộp tiện lợi để khách mua về làm quà.

Địa chỉ gợi ý: Các cửa hàng ô mai trên phố Hàng Đường, Hà Nội. Ô mai Vạn Lợi, Hàng Da. Bánh Trung thu handmade

Rằm Trung thu sắp tới, bánh Trung thu là món quà được nhiều người lựa chọn để gửi gắm tình cảm đến người thân. Để khác biệt với các loại bánh Trung thu đóng hộp, bạn có thể chọn lựa các vị bánh độc đáo mới xuất hiện chỉ có ở các cửa hàng bánh handmade ở Hà Nội để mua về làm quà cho gia đình. Bạn có thể tham khảo các loại bánh: Bánh nướng vỏ trà xanh, socola hay bánh Trung thu thạch rau câu, bánh nhân sầu riêng, phô mai… Bên cạnh chiếc bánh Trung thu truyền thống, ngày rằm cả nhà cùng nhâm nhi vị bánh mới do con cháu ở Hà Nội mang về, góp phần cho Trung thu của gia đình thêm ý nghĩa.

Địa chỉ gợi ý: 195 Lò Đúc, Hà Nội. 210 phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 4a Ngõ Tràng Tiền, Hà Nội. Giò chả Ước Lễ

Làng Ước Lễ ở huyện Thanh Oai, Hà Nội đã không còn nhiều nhà bán giò chả như ngày xưa, truyền thống làm giò chả của làng nay đã bị mai một. Song, thương hiệu giò chả Ước Lễ vẫn giữ nguyên uy tín trong lòng người Việt Nam.

Người làng Ước Lễ tản cư đi khắp 3 miền để lập nghiệp, đưa nghề gia truyền đến với các tinh thành, địa phương của đất nước, đặc biệt là ở Hà Nội. Với cách làm công phu và tỉ mỉ, giò chả Ước Lễ không đẹp mắt nhưng rất ngon, dai bùi chất thịt, rất riêng biệt. Giò chả rất tiện mang đi, vừa là một cách để giới thiệu món ngon Hà Nội vừa như một cách nhỏ để bạn có thể góp phần vào bữa cỗ của gia đình. Bạn cũng cần chú ý để đến mua ở các hàng giò chả Ước Lễ chính gốc vì hiện nay có rất nhiều hàng giả danh thương hiệu nổi tiếng này.

Địa chỉ gợi ý: Giò chả Quốc Hương, Hàng Bông, Hà Nội. Giò chả Trần Công Châu, Trần Xuân Soạn, Hà Nội. Giò chả Phúc Lộc, Trần Khát Chân, Hà Nội. Các loại bánh ngọt

Bánh ngọt là món quà lý tưởng cho các em nhỏ hay bạn gái. Ở Hà Nội có rất nhiều hàng bánh ngon với đa dạng các món bánh của phương Đông lẫn phương Tây. Các loại bánh kem có thể bị chảy hoặc xây xát nếu thời gian đi quá lâu, thời tiết nóng ẩm hoặc xe bị xóc nên phải cầm giữ rất cẩn thận. Bạn nên lựa chọn các loại bánh khô như bánh mochi, bánh sukem, bánh cuộn… có thể dễ dàng mang đi khi di chuyển bằng tàu xe hoặc máy bay.

Địa chỉ gợi ý: 4b Nguyễn Thái Học, Hà Nội. 4a ngõ Tràng Tiền, Hà Nội. Cuối ngõ 6, Lê Thánh Tông, Hà Nội.

Theo VnExpress

5 Món Quà Vặt Ngon Rẻ Ở Hà Nội

Từ lâu, quẩy nóng đã là một trong những món ăn vặt được biết bao thế hệ người Hà Nội yêu thích. Học sinh tan học, dân công sở tan làm… cứ thèm là trên đường về nhà lại ghé vào hàng quẩy. Trải qua thời gian, giá cả ngày một leo thang nhưng quẩy nóng dù chỉ là “miếng bột chiên giòn” nhưng vẫn hấp dẫn bất kỳ ai. Chẳng thế mà các hàng quẩy nóng dù chỉ rất đơn sơ với vài ba chiếc bàn ghế nhựa ngoài vỉa hè vẫn cứ luôn tấp nập khách ra vào, nhất là vào những ngày trời lạnh. Ăn quẩy nóng không thể thiếu nước chấm chua ngọt có thêm một ít dưa góp. Mỗi đĩa quẩy có giá khoảng 20.000 đồng.

Địa chỉ gợi ý:

– Quẩy nóng khu Bách Khoa, phố Tạ Quang Bửu. Thâm niên lên tới 15 năm. Đa số khách đến đây đều tấm tắc: “Quẩy ở đây ngon rẻ, chỗ ngồi thoáng mát, dễ chịu”.

– Đầu phố Hàng Đậu, bán cả khoai tây xoắn, mở cửa từ chiều đến 22h.

– Gần ngã tư Hàng Bông – Phủ Doãn, cạnh quán bún chả ngan nướng, bán cả ngày.

– 69 Phó Đức Chính, bán từ 3h đến 7h tối.

– Gần ngã tư Nguyễn Thái Học – Lê Duẩn, mở hàng từ 14h đến 20h30.

– 229 Tây Sơn, quẩy ở đây được nhận xét là to nhưng không giòn lắm.

– 431 Nguyễn Khang, Cầu Giấy. Quẩy nóng, ăn được.

– Quán trước cửa Viện bào tàng Chiến thắng B52 trên phố Đội Cấn, chỉ bán một lúc buổi chiều từ khoảng 15h đến 18h, ngon rẻ.

– Quẩy nóng Đường Thành, cạnh chùa Kim Cổ, mở cửa từ giữa buổi chiều đến khi hết hàng.

2. Bánh khoai, bánh chuối

Những ngày đầu đông thời tiết se lạnh cũng là thời điểm các loại bánh khoai, bánh chuối, bánh ngô lên ngôi. Không chỉ hấp dẫn người ăn bởi màu sắc vàng ươm hấp dẫn, hương vị bánh kết hợp từ vị bùi ngọt của khoai lang, vị giòn thơm của bột mì và vị cay cay của tương ớt… mà sự bụi bặm, dân dã trong cách thưởng thức đã in sâu vào tâm trí người Hà Thành. Ăn bánh khoai phải tìm đến những quán lề đường, vừa thưởng thức vừa chuyện trò với đám bạn, vừa được nhìn những cô bán bánh khéo léo rán, xếp lát bánh… và để cảm nhận được cơn gió lạnh mùa đông đang tràn về. Đây là món ăn mà vào mùa đông đi bất kể đường phố nào cũng có thể bắt gặp.

Địa chỉ gợi ý:

– 162 Tôn Đức Thắng. Giá một chiếc bánh rất rẻ, chỉ 5.000 đồng/chiếc. Ai cũng phải ăn đến ba, bốn chiếc mà vẫn thấy thòm thèm.

– Bánh khoai đường Láng, một loạt hàng bên phía bờ sông, bắt đầu từ ngã tư Láng – Nguyễn Chí Thanh. Bán đầy đủ các loại bánh bột mì như bánh khoai, bánh ngô, bánh chuối với hương vị ròn thơm, không bị mềm nát. Ngoài ra còn có nem chua rán và xúc xích.

– Bánh khoai Đội Cấn, nằm đối diện cửa tiệm thời trang 260 Đội Cấn. Chỉ có hai loại bánh chuối và bánh khoai, mở hàng lúc chiều tà và tối.

– Bánh khoai Phùng Khoang: Góc hàng nhỏ của hai mẹ con người Sài Gòn nằm ven đường (trước số nhà 6 phố Phùng Khoang) có đủ các loại bánh khoai, bánh ngô, bánh chuối: nem chua rán; xúc xích. Ngoài ra, góc quán còn có một số hương vị bánh miền nam như bánh cốm rán, bánh bì lợn…

– Ngõ 255 đường Cầu Giấy. Bánh khoai, bánh ngô, bánh chuối ở đây có vị ngọt vừa, các lát bánh khoai và ngô giòn tan, bánh chuối béo ngậy và thơm vị chuối. Quán còn có thêm nem chua rán, bánh giò, bánh rán, xúc xích…

– Bánh khoai Triều Khúc, ven hồ Triều, cạnh chợ Triều Khúc. Góc quán nhỏ này là địa chỉ khá thu hút khách, đặc biệt là các bạn sinh viên.

– Cổng đình Trung Tự, cuối phố Xã Đàn, thường mở vào buổi chiều tối.

3. Bánh rán

Bánh rán nói chung và bánh rán mặn nói riêng giờ đây đã trở thành món quà vặt quen thuộc của học sinh cũng như dân công sở mỗi khi chiều về, đặc biệt là trong những ngày thời tiết chớm đông. Những chiếc bánh to với lớp vỏ giòn rụm, bên trong là nhân thịt, miến, mộc nhĩ nóng hổi khiến thực khách vừa ăn vừa xuýt xoa vô cùng thích thú. Các quán bán bánh rán nóng chủ yếu ở mở ven đường, trên vỉa hè, thuận tiện cho khách sà vào làm vài chiếc mỗi khi thòm thèm mà giá cả lại vô cùng rẻ, 5.000 đồng/chiếc.

Địa chỉ gợi ý:

– Ngõ 242 Lạc Long Quân: bánh có hương vị rất đặc biệt, tuy nhiên phải đợi lâu vì quán rất đông, nước chấm rưới trực tiếp lên bánh chứ không có bát nước chấm riêng.

– 52 Lý Quốc Sư, bán cả bánh gối. Quán khá đông, chỗ để xe không thuận tiện nhưng có ưu điểm gần khu trung tâm.

– Ngõ 135 Phương Mai, bánh khá ngon nhưng phục vụ chậm, khó để xe.

– Vỉa hè 49 Hàng Chiếu: ngon mà giá lại rẻ, chỉ bán tầm chiều tối, quán bán thêm cả bánh gối và há cảo.

– Ngã tư Cửa Bắc – Nguyễn Trường Tộ.

– Ngõ 285 Đội Cấn, gần khách sạn La Thành, bán cả bánh rán ngọt.

– Ngã tư Ngô Thì Nhậm – Trần Xuân Soạn, quán rất đông, chỉ bán ban ngày.

– Một số chợ nội thành như: chợ Hàm Long, chợ Thành Công, ngõ Đồng Xuân… đều có bán bánh rán mặn khá nổi tiếng.

4. Cháo sườn

Cháo là món ăn quen thuộc của người dân Hà Nội. Cháo có thể ăn quanh năm, nhưng thường trở nên thơm ngon đặc biệt hơn vào mùa đông. Trước kia, cháo sườn thường được ăn vào buổi sáng, khách hàng chủ yếu là các bé học mẫu giáo hay học sinh hcấp một. Bởi vậy cháo phải nhuyễn, được nấu bằng bột gạo tẻ xay, ninh với nước xương và thịt băm sao cho vừa dễ ăn vừa đủ chất. Bây giờ, cháo sườn đã trở thành một món quà chiều, thậm chí là món ăn đêm không thể thiếu của các bạn trẻ. Một bát cháo sườn có giá giao động từ 10.000 đến 40.000 tùy theo mỗi hàng.

Địa chỉ gợi ý:

– Vỉa hè phố Lý Quốc Sư, cháo nhuyễn, mềm mịn, đúng kiểu truyền thống.

– 51 Hàng Giấy, Hoàn Kiếm, cháo sườn sánh mịn, rất ngon, giá rẻ nhất Hà Nội, chỉ bán từ 7h45 đến 9h sáng.

– Cháo sườn sụn chợ Đồng Xuân, cháo nhuyễn, sườn sụn sần sật.

– Cháo sườn Hàng Bồ, gánh hàng nhỏ. Cháo được nấu bằng nước xương, gạo xay nhuyễn, sườn non.

– Cháo sườn niêu Phan Đình Phùng. Cháo được ninh trong một niêu đất nhỏ, bưng đến tận bàn, còn sôi, nóng hổi.

– Đối diện số 76 ngõ Lương Sử C. Có thâm niên 15 năm, luôn tấp nập từ trẻ con, thanh niên, đến người già tới ăn. Mở từ 16h tới khoảng 19h tối.

– Cháo sườn sụn 90 Tô Hiến Thành, có giá từ 30.000 đồng, địa chỉ quen thuộc của dân công sở khu vực Vincom Bà Triệu.

5. Xôi

Xôi từ lâu đã trở thành một phần trong bản sắc của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng. Xôi không phải là một món quà đắt tiền, ai cũng từng thưởng thức rồi, thậm chí có người còn ăn thường xuyên. Khắp mọi ngõ ngách, đâu đâu cũng có những hàng xôi với thúng xôi nhỏ mà chỉ hé mở một góc thôi là mùi thơm rộn lên khiến người ta khó cưỡng lại. Dần dần heo thời gian, nhiều hàng xôi với cửa hàng khang trang với đủ mọi loại xôi được biến tấu mọc lên khắp mọi nơi đáp ứng nhu cầu sành ăn của thực khách Hà Thành.

Địa chỉ gợi ý:

– Xôi rán 415 Đê La Thành. Giá một chiếc “bánh xôi” là 8.000 đồng, tùy vào đồ ăn kèm, một xuất xôi dao động từ 20.000 dến 25.000 đồng, đĩa xôi khá đầy đặn mà giá lại rất sinh viên.

– Xôi Yến Nguyễn Hữu Huân, có từ hai chục năm nay, mở cửa từ 5h sáng đến tận 23h đêm.

– Xôi bà Thảo, 41 Đường Thành, nổi tiếng với món xôi chả cua đậm đà, ngọt vị cua bể.

– Xôi nem khoai 44 ngõ Nhân Hòa

– Xôi chả mực 6A Hàng Lược, 25.000 đồng/suất.

– Xôi gà 33 Hàng Hòm.

– Xôi pate trứng 59 Phủ Doãn, pate thơm, xôi dẻo.

– Xôi xéo 27 Tạ Hiện, 10.000 đồng/suất.

– Xôi mít, xôi xoài Thái 90 Tô Hiến Thành, lạ miệng, thơm ngon.

– Xôi nấm 76 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, suất xôi đầy đặn.

– Xôi gà thịt xíu 628 Trường Chinh.

Theo chúng tôi

Quà Hà Nội Trong Tùy Bút Thạch Lam

Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng ngon lành và lịch sự. Ở các thôn quê, chút “quà Hà Nội” là của mong đợi, và tỏ được lòng quý hóa của người chọ Con cháu ngày giỗ ky đưa về dâng cha mẹ, hay các bà mẹ ra tỉnh mua về cho các con, và chồng đi làm Nhà nước ngày nghỉ mua tặng cho cô vợ mới cưới… Bao nhiêu ý tốt tình hay gửi vào trong chút quà nơi đô hội, món quà đem đến cho khắp nơi các vị sành và trang nhã của băm sáu phố phường.

Hàng Quà Rong

Người Hà Nội, ăn thì ngày nào cũng ăn, nhưng thường không để ý. Nếu chúng ta về ở tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở ngay Hải Phòng, Nam Định nữa, chúng ta mới biết quà ở Hà Nội ngon là chừng nàọ Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy, thế mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đị

Trong một ngày, không lúc nào là không có hàng quà. Mỗi giờ là một thứ khác nhau; ăn quà cũng là một nghệ thuật: ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy, mới là người sánh ăn.

Tang tảng sáng, tiếng bánh Tây đã rao, lẫn với tiếng chổi quét đường. Đó là quà của những người thợ đi làm sớm. Rồi, có từng độ, phố xá vang lên tiếng rao “bánh rán nóng, trinh một, xu đôi” của một lũ trẻ con. Cái bánh rán vừa cứng và xấu, thật làm giảm thanh thế của quà Hà Nội, do một cửa hàng nào đó muốn kiếm lời, cứ muốn bắt thiên hạ ăn bánh rán lúc còn ngái ngủ.

Này đây mới là quà chính tông: bánh cuốn, ăn với chả lợn béo, hay với đậu rán nóng. Nhưng là bánh cuốn Thanh Trì mỏng như tờ giấy và trong như lụạ Vị bánh thơm bột mịn và dẻọ Bánh chay thì thanh đạm, bánh mặn đậm vì chút mỡ hành. Người bán bánh cuốn Thanh Trì đội mẹt và rổ trên đầu, từng tụm năm, bảy người từ phía Lò Lợn đi vào trong phố, dáng điệu uyển chuyển và nhanh nhẹn.

Rồi mùa nực thì hàng xôi cháo: cháo hoa quánh mùi gạo thơm, xôi nồng mùi gạo nếp. Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừạ Ở, cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa gậy vừa bùị Mà có đắt gì đâu! Ăn một, hai xu là đủ rồị Mùa rét thì xôi nóng, hãy còn hơi bốc lên như sương mù, ăn vừa nóng người vừa chắc dạ.

Và có ai ngẫm nghĩ kỹ cái vị hành khô chưng mỡ ở trong bát ngô nếp bung non; hàng giòn và thơm phức, những hạt ngô béo rưới chút nước mỡ trong … Ngô bung (xôi lúa) thì có nhiều hàng ngon, nhưng ngon nhất và đậm nhất là ngô bung của một bà già trên Yên Phụ. Cứ mỗi sáng, bà từ ô xuống phố, theo một đường đi nhất định, đã ngoài hai mươi năm nay, để các nhà muốn ăn cứ việc sai người ra đừng chờ. Bà đội thúng ngô, tay thủ vào cái áo cánh bông, và cất lên cái tiếng rao, tựa như không phải tiếng người, một tiếng rao đặc biệt và kỳ lạ: “Eéé …éc”, “Eé …ééc …”.

Đối với các bà, các cô đi chợ, cô hàng vải, cô hàng rau v.v … là những người ưa món quà gì vừa rẻ vừa ngon, lại vừa no lâu các cô khó tính, sành ăn và hay xét nét lắm đã có món quà của cô hàng cơm nắm lẳng lơ với hai quang thúng bỏ chùng. Món quà này sạch sẽ và tinh khiết, từ quà cho đến cả quang thúng, cả cô hàng, tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm, cô hàng trông cũng ngon mắt như quà của cô vậỵ

Các cô vừa ăn vừa nhai nhè nhẹ và thong thả hỏi han thân mật cô hàng: cùng bạn làm ăn cả, một gánh nuôi chồng nuôi con, đóng góp thì nhiềụ âu cũng là cái phận chứ biết làm thế nàọ

Đối với các bà ăn rở và thích của lạ miếng và độc nữa đã có bà hàng tiết canh và lòng lợn. Một mâm đầy một bát tiết canh đỏ ối, ngòng ngoèo sợi dừa trắng, điểm xanh mấy lá húng tươị Thế mà họ ăn ngon lành, một lúc hai, ba bát. Rồi đánh thêm một đĩa lòng vừa dồi, cổ hũ với tràng giòn. Ăn xong quét miệng đứng dậy, bước đi thành chậm chạp.

Sao bằng ra đầu phố ăn một bát phở bã của anh hàng phở áo cánh trắng, gilet đen, và tóc rẽ mượt? Nồi nước sôi sùng sục, tỏa mùi thơm ra khắp phố. Nếu là gánh phở ngon cả Hà Nội không có đâu làm nhiều, thì nuớc dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt, và hành tây đủ cả. Chả còn gì ngon hơn bát phở như thế nữạ Ăn xong bát thứ nhất, lại muốn ăn thêm bát thứ haị Và anh hàng phở chả phải gánh nặng đi đâu cả, chỉ việc đỗ một chỗ nhất định, cũng đủ bán một ngày hai gánh như chơị Và người hàng phố tìm dấu hiệu để gọi tên anh cho dễ nhớ: anh phở trọc, anh phở Bêrê, anh phở Mũ Dạ, anh phở Cao… và dặn thằng nhỏ chớ mua hàng khác về “ông không ăn mà chết đòn”.

Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì ở Hà Nội mới ngon. Đó là quà tất cả suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa, và ăn phở tốị

Phở bán gánh có một vị riêng, không giống như phở bán ở hiệụ Các gánh phở có tiếng ở Hà Nội đều được người ta đặt tên và tưởng nhớ: phố Ga, phố Hàng Cót, phố ô Quan Chưởng, phố Cửa Bắc v.v …

Bây giờ nhiều tài năng trẻ trong nghề phở mới nhóm lên và trái lại, những danh vọng cũ trên kia không chắc còn giữ được “hương vị xứng kỳ danh” nữạ Có người nào thứ chịu khó đi khảo nếm lại một lượt xem saỏ Một vòng quanh Hà Nội bằng vị phở, chắc có lắm điều mặn, chát, chua, cay đấỵ

Nhưng có một nơi phở rất ngon mà không có ai nghĩ đến và biết đến: ấy là gánh phở trong nhà thương. Trong nhà thương vốn có một bà bán các thứ quà bánh ở một gian hàng dựng dưới bóng câỵ Cái quyền bán hàng đó là cái quyền riêng của nhà bà, có từ khi nhà thương mới lập. Bà là người ngoan đạo nên tuy ở địa vị đặc biệt đó bà cũng không bắt bí mọi người và ăn lãi quá đáng. Thức gì bán cũng ngon lành, giá cả phải chăng. Nhưng gánh phở của bà thì tuyệt: bát phở đầy đặn và tươm tất, do hai con gái bà làm, trông thực muốn ăn. Nước thì trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thỏang nhẹ như một nghi ngờ. Mà nhân tâm tùy thích, nhà hàng đã khéo chiều: ai muốn ăn mỡ gầu, có, muốn ăn nạc, có, muốn ăn nửa mỡ, nửa nạc, cũng có sẵn sàng.

Cứ mỗi buổi sáng, từ sáu giờ cho đến bảy giờ, chỉ trong quảng ấy thôi, vì ngoài giờ gánh phở hết, chung quanh nồi nuớc phở, ta thấy tụm năm tụm ba, các bệnh nhân đàn ông và đàn bà, các bác gác san, các thầy y tá, và cả đến các học sinh trường Thuốc nữạ Chừng ấy người đều hợp lòng trong sự thưởng thức món quà ngon, nâng cách ăn phở lên đến một nghệ thuật đáng kính.

Cùng một thứ quà nước và mặn như phở, Hà Nội còn có hãng mì và mằn thắn. Hai món này chắc hẳn là món ăn của người Tàu, cho nên hễ người Tàu làm thì ngon hơn, cũng như họ làm ngon nhiều món khác.

Cái chí của Việt ta cũng khác: món quà bán thì cứ muốn bán cho rẻ và nhiều, thích thế để xiêu lòng khách còn cái phẩm có tốt hay không, không quan tâm đến. Cho nên bát mằn thắn của người mình thì có đủ cả rau thơm, xà xíu, đôi khi mấy miếng dồi, và một phần chia tám quả trứng vịt. Mằn thắn thì làm rất to bột, nặn xuề xòa để trông càng to hơn, nhưng nhân thì hết sức kín đáo và nhỏ bé, vì được một tí thịt chỗ bạc nhạc, mua rẻ của các hàng thịt lậu ôi ở ngoại ô, lúc trút hàng bán rẻ. Nước cũng rất nhiều nữa, dềnh lên như ao sau trận mưa, nhưng nhạt ví như nước bèọ Ấy htế mà tất cả chỉ bán có năm xụ Tưởng đắt hàng là phảị

Thế mà không: người Hà Nội ăn quà sành, nên khó mà lấy nhiều làm hoa mắt người ta được. Có lẽ người bán nghĩ rằng quà rao là sực tắc, hai thanh tre gõ vào với nhau như tiếng guốc đi của một gái về đêm, mà sực tắc chính là hai tiếng Tàu Thực đắc mà rạ Thực đắc là ăn được, cho nên quà chỉ cốt ăn được, không cốt gì ăn ngon.

Về thức quà này, tôi lại nhớ đến một câu chuyện nhiều ý nghĩa, và có thể làm một bài học hay cho người mình. Trong lúc mọi người bán hàng Việt Nam mỏi vai lê gánh khắp phố mòn đốt tre vì tiếng gọi mà vẫn không bán được mấy, thì bỗng nhiên một hôm ở một phố ở Hà Nội nhỏ hẹp và đông đúc, nẩy ra một chú khách bán hàng rất dở ngườị Chú ta cũng bán mì với mằn thắn, cũng với giá năm xu, nhưng mì thì chỉ có mì không và mằn thắn chỉ có mằn thắn trần, đủ mười lăm cáị Nhưng nước rất trong và rất ngọt,mì thì đậm vị và dẻo, mằn thắn thì bột mềm và mỗi cái có nhân một con tôm. Ăn mãi vẫn ngon không thấy chán.

Bán hàng không cần gánh đi đâu, và cũng không cần gì bát. Ai muốn ăn thì đến hàng mà ăn, ai muốn mua đem bát lại mua, và người nhà mang về, chứ một bậc thang ngắn bác cũng không chịu bước lên. Bác bán hàng cửa quyền như thế, người ta tuy tức vì cái làm bộ kiêu kỳ của bác, chê vì quà của bác đắt hơn quà của các hàng thường, nhưng người ta vẫn phải mua, vì quà của bác ngon. Người mua ngày dần đông: một bác bán không đủ, phải làm hai gánh, rồi ba, rồi bốn, rồi năm sáụ Mỗi gánh bác phải thuê người bán, mỗi tháng công năm đồng. Những người này bèn cách ăn bớt: một lượng bát mì bác bán, cứ ba bó mì thì họ lạibớt một; mười lăm cái mằn thắn thì họ bán có mười haị

Nhưng mắc lòng, hàng bác vẫn bán chạỵ Mỗi gánh ít nhất bác cũng được lãi ba đồng một ngàỵ Sáu gánh vị chi là mười tám, một tháng lãi năm trăm hơn. Sáu tháng sau khi bác ở Hải Phòng đặt chân lên Hà Nội, bác đã nghiễm nhiên trở nên một người giàụ

Thế mới biết nghề gì là không có lãi, mà cái nghề mà chúng ta tưởng là hèn mọn ấy lại chóng làm người ta giàu hơn chánh vạn nghề khác. Miễn là thức hàng bán xứng với đồng tiền, đừng lừa dối người mua của ngon thì người ta ăn, đắt rẻ không kỳ quản. Đó là một sự thất giản dị trong nghề buôn bán, mà tiếc thay, nhiều nhà buôn người mình không biết đến, hoặc người mình làm tồi bán rẻ hoặc họ đánh lừa được người muathì lấy làm sung sướng.

Tôi quên nói nốt rằng chú khách bán mằn thắn trên kia, giá cứ giữ lối bán gánh như thế thì không saọ Có tiền, chú lại muốn làm ông chú hiệu chú mở hàng cao lâu to ở phía Mã Mâỵ Cái chí này thì không có gì đáng trách. Nhưng chú lại muốn giống các chủ khác ở chỗ đánh bạc chú đánh phán thán, rồi chú thuạ Ba tháng sau, chú vỡ nợ.

Nhưng đấy là tại chú, chứ không phải là tại cái cửa hàng của chú, và cái phương pháp bán hàng của chú vẫn giữ nguyên giá trị khiến chúng ta nên theọ

Sau khi vỡ nợ, tay trắng trở về, chú lại ghé lưng xuống gánh lấy gánh hàng mằn thắn cũ tiếng vẫn rao vàng, và cái miệng vẫn tươi cười như trước Đó là một tấm gương mà chúng ta lại càng nên theo nữạ

Kể về các thứ quà mặn, thì Hà Nội còn nhiều: nào bún riêu, bún chả, thang cuốn, nem chua, nào miến lươn và bún ốc. Mỗi thứ, tất nhiên có một vị riêng, và cả đến mỗi hàng, lại cũng có cái ngon riêng nữạ

Tôi thích nhất cô hàng bún ốc, không phải vì món hàng cô tôi thích ăn xin thú thật rằng tôi sợ các bác ốc lắm nhưng tôi thích nhìn người ta ăn, vì nghe thức quà của cô là cái điểm không thể thiếu được của một cảnh bình dân hoạt động trong các ngõ con và trên các bờ hè. Người ta xúm lại ăn quà bún ốc một cách mới ngon lành làm sao! Có ai buổi trưa hay buổi đêm khuya, đi qua các nhà cô đào, và các chị em thanh lâu, thấy họ ăn cái quà ấy một cách chăm chú và tha thiết đến đâu không? Nước ốc chua làm nhăn các nét mặt tàn phần và mệt lả, miếng ớt cay làm xoa xuýt những cặp môi héo hắt, và khiến đôi khi rõ những giọt lệ thật thà hơn cả những giọt lệ tình.

Cô hàng ốc có một cái dụng cụ, một đầu là búa, một đầu là dùi nhọn. Một cái gõ nhẹ, và một cái trở tay, là con ốc nguyên cả ruột đã gọn gàng rơi mình vào bát nước. Cô thoăn thoắt rút ốc không kịp, trông thấy người ta ăn ngon lành, chính cô cũng sinh thèm. Ấy cô có thú thực với tôi như thế.

Cùng họ nhà bún, riêu cua và thang cuốn vốn là quà sở trường của các bà. (Mà nghiệm ra cái triết lý sâu sắc này: thứ quà nào bán cho các bà bao giờ cũng đắt hàng, vì hai lẽ: một là vì các bà nội trợ bao giờ cũng saÜn tiền, hai là các bà ăn quà đã thành tục ngữ, ca dao). Lạ có một điều: nhà mình làm lấy, dù bà vợ khéo tay đến đâu, ăn cũng không thấy ngon bằng mua các hàng rong, nhất là hai thứ thang riêụ Tại sao vậỷ Có ai tìm ra cái lẽ triết lý thứ ba không?

Miến lươn là thức quà ăn bổ âm, nhiều người bảo thế. Đàn ông thì không hay tin, nhưng đàn bà thì dễ tin lắm. Thế cho nên đã thấy nhiều ông chồng không thích ăn lươn, mà vẫn bị các bà vợ ép cho ăn dù tiền các bà ấy trả lấỵ Tình nghĩa đằm thắm của vợ chồng đôi khi có thể lấy nhiều ít miến lươn mà đo được.

Ấy, suýt nữa đi khỏi các thứ quà cốt bún, mà tôi quên không nói đến thứ quà bún quang trọng và đặc điểm nhất của Hà Nội băm sáu phố phường: đó là thức quà bún chả.

Phải, cái thức quà tầm thường đó, sáu tỉnh đường trong, bốn tỉnh đường ngoài, chẳng có đâu ngon bằng kinh độ Ai cũng phải công nhận như thế, hay ít ra những người sành thưởng thức. Một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói, ô lên Hà Nội, đã phải ứng khẩu đặt hai câu thơ như thế này, khi ngửi thấy mùi khói chả:

Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long

Bún chả là đây có phải không?

Mà cảm hứng thế thì chí phảị Khi ngồi cuống chiều gió, đói bụng mà đón lấy cái khói chả thơm, thì ngài dễ thành thi sĩ lắm. Khói lam cuộn như sương mờ ở sườn núi, giọt mỡ chả xèo trên than hồng như một tiếng thở dài và tiếng quạt khẽ đập như cành cây rung động, quà bún chả có nhiều cái quyến rũ đáng gọi là mê hồn, nếu không là mê bụng.

Những thứ rất là tầm thường, rất là giản dị mà đi gần nhau sao lại sinh ra được mùi vị riêng như thế? Ai là người đầu tiên đã nghĩ ra bún chả? Người đó đáng được chúng ta nhớ ơn và kính trọng ngang, hay là hơn với người tạo nên được tác phẩm văn chương … Có lẽ người kia còn làm ít cho nhân loại hơn là người này nữạ Tiếc thay tên người tài tử đó thất truyền, để không liệt kê vào cái sổ vàng của những danh nhân “thực vi đạo”.

Thứ bún để ăn bún chả, sợi mành và cuộn từng lá mỏng, khác với các thứ bún thường. Chả phải thịt ba chỉ, mà phải dùng cặp tre tươi nướng mới ngon. Quái, sao cái nước chấm của các hàng bún chả hàng ngon thế! Có lẽ là họ dùng nước mắm hạng vừa, nghĩa là không quá chua, cho nên thành ngon chăng? Nước chấm ấy mà điểm thêm mấy giọt chanh vào thì tuyệt: có thể thấm nhuần cả bún, cả rau, cả chả mà không mặn, không gắt như nước chấm của nhà.

Nhưng bún chả Hà Nội đặc biệt có lẽ vì cái rau húng Láng. Vì chỉ có rau húng ở Láng là có mùi vị húng, đem trồng chỗ đất khác, sớm chậm cũng đổi ra mùi bạc hà Viết đến đây tôi lại nhớ đến bác Tú Mỡ thường mời bạn hữu ăn và thường khoe mình là ẩn dật ngay trong rừng húng Thế cho nên bún chả thì phải là bún chả Hà Nội mới đủ vị cho người thưởng thức và phải là bún chả xưa vẫn ngồi trước đến Bạch Mã, Hàng Buồn, mới là bán hàng ngon. (Tất nhiên có nhiều các hàng khác ở phố cũng ngon chẳng kém, nhưng tiếng tăm chưa nổi đó thôi).

Thạch Lam Trích “Hà Nội 36 phố phường”

Những Món Quà Buổi Chiều Đầy Hấp Dẫn Ở Hà Nội

Người Anh có giờ trà chiều thì người Hà Nội trẻ có giờ… ăn chiều. Thay vì ngồi nhâm nhi ly cafe nóng hay ly trà nghi ngút, các bạn trẻ Hà Nội thường ùa ra các khu phố, tìm đến những quán xá nhỏ vệ đường để thưởng cho mình một món ngon sau một ngày làm việc, học hành căng thẳng. Như một thói quen, cứ khoảng 5-6h chiều, kể cả giờ cơm tối có là 6h30 hay 7h đi nữa, thì nhiều bạn trẻ cứ phải ăn gì cho… vui miệng đã. Giờ ăn quà chiều vì thế đã không chỉ đơn thuần là ăn cho chắc bụng, mà còn là ăn để vui, để gặp gỡ bạn bè, để cùng nhau xì xụp, nhấm nháp một món ngon trong tiết trời dễ yêu của Hà Nội.

Món quà chiều giản dị này có giá không hề đắt, chỉ 15.000 – 20.000 đồng là bạn đã có một bát cháo đầy ụ, nóng tinh tươm bày ra trước mặt rồi. Để ăn cháo sườn ngon, các bạn có thể tìm đến các địa điểm cháo sườn Hà Nội thì nổi tiếng nhất là khu Lý Quốc Sư hay quán cháo ở gần trường Bách Khoa.

Đến bây giờ thì nem nướng, nem rán đã nổi tiếng quá và trở thành một trong những món phải ăn khi đến Hà Nội rồi. Chúng ta có thể ăn nem rán mọi lúc, mọi nơi, nhưng chẳng thời điểm nào ăn nem rán… hợp như ăn lúc xế chiều. Khi ấy, ta chẳng cần ăn gì quá no nhưng vẫn thèm chút ngậy béo, và một hai xiên nem rán là đủ để thoả mãn vị giác mà vẫn chừa chỗ trống cho cái bụng để về nhà ăn cơm chiều.

Nộm Hà Nội gồm có đu đủ thái sợi, các loại rau thơm, rồi thì thịt bò khô cắt nhỏ và rắc thêm một ít lạc rang. Tuỳ vào các hàng khác nhau mà lại có thêm các nguyên liệu khác nhau, có hàng thì cho thêm gan rán, rồi thịt bò khô mỏng, thịt bò khô miếng dày, có hàng lại trộn thêm với chim quay, có hàng thì thêm vào vài miếng dạ dày. Chua chua, cay cay, giòn giòn, dai dai,.. bạn có thể ăn một, hai đĩa nộm mà chẳng sợ ngấy hay đầy bụng.

Ăn nộm ở Hà Nội nổi tiếng nhất là nộm ở phố Hồ Hoàn Kiếm, cái phố bé xíu cạnh hồ Gươm, hay nộm Hàm Long, nộm Hàng Buồm… giá một bát nộm thường dao động từ 25.00 -35.000 đồng. Thông thường khi ăn nộm, thực khách thường chẳng thể cầm lòng mà gọi thêm nào bánh bột lọc mềm dai hay nem cuốn để ăn kèm cho vui miệng.

Thích nhất là những buổi chiều đông, đi học về cùng lũ bạn kéo vào hàng bánh mì xiên nướng, gọi một loạt xiên để thoả cơn “thèm thịt”, rồi ăn thêm cái bánh mì xiên nướng cho chắc bụng rồi mới yên tâm về nhà ăn cơm tối. Trời thì lạnh, thịt xiên xì xèo trên bếp than lách tách, tạo thành những âm thanh “kích động” cái dạ dày phải réo lên ầm ĩ. Nhìn vào xiên thịt khi đó vô cùng hấp dẫn, mỡ ứa ra, sủi tăm và tráng lên miếng thịt một màu bóng bẩy đẹp đẽ. Lúc này thì người bán sẽ lấy thịt ra, kẹp vào chiếc bánh mì nóng giòn vừa lấy ra trong lò. Cái mềm giòn của bánh kết hợp với cái dai dai của thịt, cái ngọt của bột mỳ và vị thịt được tẩm ướp đậm đà là những sự kết hợp chẳng thể hài hoà hơn.

Ăn bánh gối, bánh rán bây giờ nổi tiếng nhất chắc chắn vẫn là khu Lý Quốc Sư. Ngoài ra, các bạn trẻ Hà Nội còn truyền tai nhau ăn bánh rán mặn ở Nghĩa Tân hay khu Phương Mai có giá rẻ hơn mà lại càng ngày càng ngon hơn.

Bánh giò là thứ bánh được biến tấu ăn kèm với nhiều thứ nhất, nào chả cốm, nào giò lụa, giò bò, giò tai. Nhưng thú thật là bánh giò ăn… không vẫn là ngon nhất. Vỏ bánh mềm mịn, thơm dịu mà vẫn ngậy béo, lớp nhân hơi dính nhưng ăn vào thấy ngay vị ngậy ngậy, giòn giòn sần sật của mộc nhĩ, của thịt băm. Chỉ thế thôi là đủ ngon, đủ no tới tận… bữa tối rồi, chẳng cần thêm thanh giò hay miếng chả cốm nào nữa mà bạn vẫn thấy sự thoả mãn và niềm vui vì được ăn một món ngon ngấm đến từng tế bào.

Ốc luộc Hà Nội có một phong vị khác hẳn các loại ốc miền Nam. Nếu như ốc Sài Gòn chú tâm vào gia giảm các loại sốt, gia vị để món ốc có thêm nhiều hương vị, thì ốc Hà Nội lại giữ nguyên cái vị thanh thanh, nhàn nhạt của ốc. Để rồi thứ nước chấm cay nồng với sả, với lá chanh, với gừng dầm ớt,… sẽ quyện vào và tôn lên hương vị của cái món quà vặt dễ yêu này. Ăn xong bát ốc, nhấm một ngụm nước ốc nóng rẫy vừa múc ra trong nồi, lúc đó cảm giác có lẽ là như được ôm cả Hà Nội vào lòng vậy.

Theo GĐ/ Mask