Món Ngon Khó Cưỡng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Lườn Vịt Nướng Giòn Món Ngon Khó Cưỡng

Thịt vịt từ lâu đã được biết đến là một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh rất tốt trong đông y. Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với những món vịt nấu truyền thống, vậy thì bạn có thể thay đổi công thức để chế biến món lườn vịt nướng giòn . Món ăn vừa ngọt, vừa béo lại giòn tan, thơm lừng này sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi đấy.

Thịt vịt không chỉ là món ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh

Bởi vì thịt vịt có tính mát lại khá dễ ăn, vậy nên trong những ngày thời tiết nóng nực, thịt vịt luôn là nguồn protein được ưu tiên hàng đầu. Có rất nhiều món ăn thường được chế biến từ vịt mà bạn hay ăn như vịt om sấu, vịt nấu canh măng hoặc lườn vịt nướng giòn … mà bạn có thể lựa chọn.

Tuy nhiên nó không chỉ là món ăn mà thịt vịt còn là vị thuốc chữa bệnh cực kỳ hữu ích. Trong đông y có ghi lại công dụng của thịt vịt như, nó có vị ngọt mặn, tính bình. Khi vào đến tỳ, vị, phế, thận thì các dưỡng chất của vịt lại có tác dụng dưỡng vị, giải độc và lợi thủy tiêu thũng.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn thịt vịt có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ các bệnh về tim mạch. Những trường hợp bị các bệnh về lao phổi và ung thư cũng được cải thiện một phần. Nó đặc biệt hữu ích khi người bệnh đang trong quá trình xạ trị.

Không chỉ vậy, trong một số các tài liệu y khoa cổ thư, cũng có nhận định rằng thịt vịt là loại thuốc bổ thượng hạng. Thịt vịt có tác dụng điều hoà ngũ tạng, bổ hư, trừ nhiệt và lợi thuỷ. Một số các nghiên cứu y khoa hiện đại cho thấy rằng trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein. Lượng dưỡng chất này được đánh giá là lớn hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác như bò, thịt, heo, dê, cá, trứng… Những chất dinh dưỡng khác như photpho, canxi, sắt, vitamin… cũng được đánh giá là rất cao.

Nguyên liệu chế biến món lườn vịt nướng giòn

Nguyên liệu:

2 miếng lườn vịt, bạn nên chuẩn bị những món có cả da

Hành khô, gừng thái sợi

1 cái bắp cải nhỏ

Ớt Đà Lạt thái miếng vuông nhỏ vừa ăn

Nấm tươi (Bạn có thể chuẩn bị một loại nấm hay hỗn hợp nhiều loại thì càng ngon)

Hạt nêm, tiêu, dầu hào, dầu ăn

Mật ong (khoảng tầm 3 thìa cà phê là đủ).

3/ Cách chế biến món lườn vịt nướng giòn

Để thực hiện món ăn này thì việc đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là làm nóng lò ở nhiệt độ khoảng 220 độ C. Khâu chuẩn bị này bạn nên thực hiện trước khoảng thời gian từ 10 -15 phút đồng hồ. Nếu như bạn không có lò nướng để sử dụng thì có thể dùng chảo bình thường cũng được. Thực hiện giống như rán giòn lườn vịt.

Tiếp đó bạn tiến hành đun nóng dầu trong chảo, bỏ hành và gừng vào phi thơm. Còn nếu như bạn dùng lò nướng thì nên đổ chỗ dầu ăn và hành gừng đã phi vào khay nướng. Nên đặt phần da vịt xuống dưới để nó đạt được độ giòn mong muốn.

Bật lò nướng ở nhiệt độ 220 độ C trong khoảng thời gian từ 10 -15 phút. Sau đó tiến hành giảm nhiệt độ xuống còn khoảng 200 độ C. Đồng thời với quá trình đó bạn nên lật ngược phần da lên trên. Nước tiếp khoảng 20 phút nữa khi bạn cảm thấy da vịt có màu nâu xém vàng và xém giòn là được. Nếu bạn thực hiện bằng chảo rán trên bếp thì cũng thực hiện tương tự.

Trong lúc chờ thịt chín, các bạn có thể tiến hành chế biến rau bằng cách đun nóng dầu ăn và bơ trên bếp. Làm nóng dầu trong chảo và phi thơm hành. Để rau dễ chín các bạn có thể xào rau với một chút nước. Đến lúc cải gần chín thì có thể cho ớt vào và đảo qua rồi nêm nếm gia vị cho vừa. Với nấm tươi thì bạn có thể thực hiện tương tự, xào chín với nấm tươi và một chút bơ, nêm thêm ít dầu hào khi chín rồi tắt bếp.

Khi vịt gần chín thì bạn nên quét thêm một lớp mật ong lên da vịt. Đồng thời nướng hoặc rán thêm trên chảo trong khoảng thời gian 5 phút nữa là được.

Kết thúc các công đoạn trên là bạn đã có được món lườn vịt nướng giòn thơm ngon rồi. Bày biện món ăn ra đĩa và ăn nóng sẽ mang đến cho bạn hương vị tuyệt vời nhất đấy. Bạn có thể dùng kèm nó với cơm.

Để thưởng thức món lườn vịt nướng giòn ngon đúng điệu, các bạn có thể đến với Vịt 29. Đây là địa chỉ chuyên phục vụ các món ăn ngon từ vịt được nhiều người yêu thích. Ngoài món lườn vịt nướng giòn, các bạn còn có thể lựa chọn rất nhiều các món ngon được chế biến từ vịt cỏ, được nuôi thả tự nhiên. Với công thức chế biến bí truyền, các bạn sẽ có thể thưởng thức những món ăn thơm ngon mà khó có thể bắt gặp ở những địa chỉ khác được.

Tags:

6 Món Thạch Rau Câu Ngon Khó Cưỡng

Nếu bé nhà bạn là tín đồ của món rau câu nhiều màu sắc sặc sỡ thì mẹ hãy bắt tay vào bếp làm ngay cho con, thay vì mẹ đi ra ngoài mua. Vừa gắn kết tình cảm mẹ con, con sẽ rất vui và phấn khích khi được mẹ làm cho ăn. Vừa đảm bảo an toàn vệ sinh .

Mẹo làm thạch rau câu ngon

Để làm được thạch rau câu ngon, không bị cứng cũng như không bị chảy nước thì bạn cần phải chú ý những điều sau đây.

1/ Không nên cho quá nhiều nước.

Thường thì trên mỗi gói bột thạch rau cầu đều có hướng dẫn cụ thể, và để đảm bảo được ngon thì bạn làm theo hướng dẫn là được. Tuy nhiên đôi khi bạn cũng muốn biến tấu thêm chút sữa, nước dừa thì bạn nên giảm lượng nước lại. Như vậy thạch sẽ đông và đẹp, không bị chảy nước.

Hoặc bạn có thể áp dụng công thức sau.

Với bột rau câu giòn: 50 gr bột rau câu tương ứng với 1,5 lít nước

Với bột rau câu dẻo: 10 gr bột rau câu tương ứng với 1 lít nước

2/ Tỉ lệ trộn bột và đường

Cái này bạn cũng cần phải xem theo hướng dẫn trên bao bì, vì nếu bạn đổ bột rau câu trưc tiếp vào nước cũng rất dễ bị vón cục. Còn nếu tỉ lệ đường và bột không đúng cũng sẽ làm thạch bị chảy nước hoặc đông cứng. Như vậy thạch rau câu sẽ không như ý.

3/ Để ý lúc nấu thạch rau câu

Mỗi loại bột rau câu đều có cách nấu khác nhau. Với bột rau câu giòn thì bạn thì nên cho bột vào nước lạnh, hòa cho tan bột và để khoảng 30 phút sau đêm đi nấu.

Với bột rau cầu dẻo thì bạn đun sôi nước, rồi đổ bột rau câu đã trộn đường vào từ từ, và khuấy đều tay. Cho đến khi tan hết bột là được

4/ Thời gian nấu rau câu

Thời gian nấu thạch rau câu là từ 5-7 phút, trên bao bì cũng có hướng dẫn cụ thể. Bạn cần chú ý nấu đúng thời gian vì khi bạn nấu chưa đủ thời gian và nhiệt độ sôi, thì bột nở chưa hết nên dẫn đến tình trạng thạch và nước bị tách riêng biệt ra, không đẹp.

5/ Không nên làm thách rau câu quá chua

Các loại trái cây luôn có sẵn lượng vitamin C, nên dễ khiến thạch bị loãng. Nếu bạn thích thạch có vị chua của cam, chanh dây, hoặc dâu taya thì khi bạn ép lấy nước nhớ cho thêm chút đường để giảm bớt độ chua. Như vậy thạch sẽ ngon hơn.

6/ Không nên cho quá nhiều thành phần khác vào trong thạch

Bạn muốn bỏ vài lát dâu tây, miếng dừa nạo,…vào để tăng thêm độ hấp dẫn cho món thạch rau câu thì nhớ cắt thật nhỏ, mỏng. Và chỉ nhớ là cho ít thôi, nếu cho quá nhiều có thể khiến thạch bị cứng.

7/ Căn thời gian cắt thạch rau câu

Sau khi thạch đông lại bạn nên đem bỏ vào ngăn mát tủ lạnh từ 30 -60 phút rồi lấy ra cắt ăn. Ăn tới đâu thì cắt tới đó, bởi một khi bị cắt nhỏ ra và bỏ vào tủ lạnh thì thạch rất dễ bị chảy nước.

Công thức chế biến 6 món thạch rau câu ngon khó cưỡng

1/ Cách làm thạch rau câu từ bộ rau câu dẻo

Nguyên liệu

1 gói bột rau câu dẻo

200 gr đường

Si rô hoa quả các loại

Các bước tiến hành nấu thạch rau câu

Bước 1. Trộn bột rau câu và đường vào một cáo tô

Bước 2. Bắc 500 ml nước sôi lên bếp, đun đến khi nước sôi thì cho từ từ bột rau câu vào, khuấy đều tay để bột tan hết. Khi thạch sôi nhớ vặn nhỏ lửa lại để không bị tràn ra ngoài.

Bước 3. Chia nhỏ phần thạch bạn vừa nấu ra từng ly nhỏ, rồi cho các loại siro hoa quả vào. Điều chỉnh màu cho đẹp rồi khuấy đều lên.

Đợi thach đông lại thì bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, đến lúc kiểm tra không cong đọng nước nữa là lấy ăn được rồi.

2/ Làm thạch rau câu bằng bột rau câu giòn.

Nguyên liệu

Các bước tiến hành.

Bước 1. Trộn bột thạch rau câu với đường, cho 1-1,5 lít nước vô bột và khuấy đều cho tan. Lưu ý là bạn không nên dùng nước nóng vì bột rau câu giòn sẽ bị vón cục.

Bước 3. Thêm các loại si ro hoa quẻ vào khuấy đều, đun thêm 3 phút nữa thì tắt bếp, đổ thạch ra khuôn. Chờ thạch đông lại thì bỏ vào tủ lạnh dành ăn dần.

3/ Món thạch rau câu cam

Món thạch rau câu cam có màu vàng khá là đẹp mắt, cách làm cũng không quá cầu kì.

Nguyên liệu

1 gói bột rau câu dẻo

1-2 quả cam chín

200 gr đường

500ml nước lọc

Các bước tiến hành

Bước 1. Trộn bột rau câu và đường với nhau. Bắc 500 ml nước lên bếp nấu sôi thì bỏ thạch vào nấu, nhớ khuấy đều tay.

Bước 2. Cam tươi cắt đôi, bỏ hết hạt, vắt lấy nước để nấu. Sau đó bạn đổ nước cam vào nồi thạch, hòa cho tan đều vào nhau. Bạn tháy chuyển màu vàng đẹp mắt là được rồi đó.

Bước 3. Đổ thạch vào khuôn hoặc ly đã chuẩn bị sẵn, chờ cho đong lại thì đem bỏ tủ lạnh cho mát rồi ăn dần.

4/ Món thach rau câu thanh long đỏ – dừa.

Nguyên liệu

1 trái thanh long đỏ

20 ml nươc cốt dừa

2 ly nước thach rau câu đã nấu

Đường

Khuôn làm thạch rau câu

Các bước tiến hành.

Bước 1. Thanh long mua về lột vỏ, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, nhớ thêm chút nước. Xay nhuyễn rồi lọc lấy nước.

Bước 2. Bạn pha nước thanh long đỏ và nước cốt dừa vào 2 bát nước thạch đã nấu trước đó. Hòa cho tan để tạo màu đẹp mắt.

Bước 3. Tạo khuôn cho thạch rau câu, bạn đổ từng loại nước thanh long và cốt dừa vào khuôn. Cứ 1 lớp thanh long, lại đổ 1 lớp cốt dừa. Làm như thế cho tới khi đầy ly là được.

Bước 4. Chờ cho thạch đông lại thì bạn mang đi bỏ ngăn mát tủ lạnh, Món thạch rau cầu này không chỉ ngon mà còn có màu sắc khá đẹp mắt.

5/ Món thạch rau câu – cà phê sữa.

Nguyên liệu

1 gói cà phê sữa hòa tan

50 ML sữa tươi có đường

50 ML sữa đặc có đường

Nước thạch rau câu đã nấu: 2 bát con

Nước sôi

Các bước tiến hành.

Bước 1. Pha gói cà phê với nước nóng, khuấy đều cho tan cà phê hết. Nhớ đừng cho nhiều nước quá sẽ khiến cà phê bị lõng, nên thạch sẽ không được ngon.

Bước 2. Lấy 2 bát nước thạch đã chuẩn bị trươc đó ra, bạn cho cà phê vào 1 bát, bát còn lại thì cho sữa tươi vào hòa cùng cho đều.

Bước 3. Tạo hình cho thạch, bạn đổ lần lượt 1 lớp thạch cà phê chờ hơi cứng thì đổ lên 1 lớp thạch có sữa, làm lần lượt cho đến khi hết.

Nguyên liệu

6/ Món thạch rau cầu dừa

1 gói rau cầu dừa

1,5 lít nước dừa tươi

200 gr đường

Các bước tiến hành

500 ml nước cốt dừa

Bước 1. Đem chặt dừa lấy nước sao cho đủ khoảng 1.5 lít nước dừa, lọc nước dừa qua rây cho trong. Phần cơm dừa cắt mỏng, cho vào 1 khuôn rau câu lớn

Bước 2. Cho vào nồi lớn 1 lít nước dừa, 1/2 gói bột rau câu, 100 gr đường.Bắc nồi nước rau câu dừa lên bếp, nấu cho sôi, nhớ khuấy đều cho tan, để lửa nhỏ không sẽ bị trào ra ngoài. Đổ hỗn hợp nước rau câu dừa vừa đun vào khuôn đã có sẵn dừa miếng cắt mỏng, trộn đều và để cho đông lại.

Bước 3. Đổ 500 ml nước dừa còn lại, 400 ml nước cốt dừa và 1/2 gói bột rau câu, 100 gr đường. Bắc nồi lên bếp và nấu cho sôi, nhớ khuấy đều tay để tan hết bột và đường, tắt bếp và múc từng muỗng đổ lên lớp rau câu dừa lúc nãy để tạo thành 2 lớp chồng lên nhau.

Cách Làm Món Gỏi Cá Trích Ngon Khó Cưỡng

Nếu Vũng Tàu nổi tiếng với gỏi cá mai, Đà Nẵng có đặc sản là gỏi cá Nam Ô thì Phú Quốc cũng nổi tiếng với món gỏi cá trích. Đối với các du khách đến với Phú Quốc, ai cũng đều được thử món gỏi cá trích dân dã nhưng đậm đà. Để làm gỏi cá trích thật ngon, những con cá tươi và nhiều thịt là những con cá được chọn. Cá phải được làm sạch vảy, cắt bỏ đầu và ruột, cùng như vậy và đuôi, chỉ lấy lại phần thịt cá bằng cách dùng dao lóc sạch.

Gỏi cá trích món ăn đặc sản món ngon Việt Nam

Các thành phần góp hương vị cho món gỏi còn có hành tây, hành tím, dừa nạo cùng các gia vị làm gỏi như dấm, muối, đường… Đặc biệt, dấm được sử dụng phải là giấm được nuôi bằng trái ổi chín, như vậy mới có hương vị gỏi cá trích đặc trưng của miền biển Phú Quốc. Món gỏi cá trích không thể nào bỏ qua được chén mắm chấm chua ngọt có thêm đậu phộng rang, mà nước mắm Phúc Quốc sẽ làm mắm chấm sẽ mặn mà, thơm hơn các loại mắm pha sẵn. Tất cả các nguyên liệu làm nên món gỏi cá trích có vị cay cay, nồng nồng, chua chua, ngot ngọt, ngon tuyệt vời!

Nguyên liệu làm gỏi cá trích

160gr cá trích phi lê

30gr cần tàu

1 củ cà rốt, 1 củ hành tây, 1 củ gừng cắt chỉ, 45 quả ớt sừng cắt sợi, 30g dừa khô nạo

30ml nước mắm, 2 muỗng súp mè trắng rang

Rau thơm các loại, kèm xà lách, chuối chát, khế chua, dưa leo

Dầu ăn, 1 muỗng nước cốt chanh

500g bún tươi, 2 xấp bánh tráng, 1 thìa súp tỏi băm

– Để làm nước chấm cần: 52gr bơ đậu phộng, 35ml nước mắm, 20ml dấm, 1 muỗng cafe tỏi băm, 1 muỗng ớt băm, 1 muỗng đường. Cuối cùng là khuấy đều.

– Để làm nước trộn gỏi: 30ml nước cốt chanh, 40gr đường cát, 15ml nước mắm, 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe hạt nêm, khuấy thật đều cho tan hết.

Cách làm gỏi cá trích

– Cá trích đem đi làm sạch rồi ướp với gừng băm, ớt cắt nhuyễn, nước mắm, nước cốt chanh khoảng 2-5 phút rồi vắt ráo.

– Sau đó, chuẩn bị các loại rau ăn kèm:

+ Rau xà lách, tách bẹ và rửa sạch cùng với các loại rau thơm , rồi ngâm nước muối pha loãng 5 phút, thì vớt ra để ráo.

+ Chuối chát gọt vỏ và rửa sạch rồi cắt lát, ngâm trong nước lạnh để giữ trắng.

+ Dưa leo cắt khúc rồi thái lát mỏng vừa ăn.

+ Khế làm sạch cắt lát.

+ Cà rốt thái sợi, cần tàu cắt chỉ, hành tây cắt sợi. Trộn 3 thứ lại với nhau

– Làm nóng một chút dầu ăn rồi phi thơm tỏi. Trút tỏi phi vào tô hành tây + cà rốt + hành tây. Cho thêm cá trích và rưới nước trộn gỏi vào trong bóp đều.

– Làm nước chấm chua ngọt với công thức: giã nhuyễn tỏi và đậu phộng với nhau, thêm một chút nước lọc cho hỗn hợp hơi ướt, sau đó thêm ớt băm nhỏ (bỏ hạt), vào trộn chung, đổ thêm dấm, chanh và đường, nước mắm và một chút nước ấm vào, khuấy đều cho tan đường. Nêm lại cho vừa ăn.

10 Món Ngon Khó Cưỡng Ở Đà Nẵng

1. Mì Quảng

Khỏi phải nói thì ai cũng biết mì Quảng là món nổi danh của Đà Thành. Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì. Mì Quảng không có công thức “bất di bất dịch” mà rất đa dạng: mì Quảng sườn non, mì Quảng cá lóc, mì Quảng lươn, mì Quảng chả cua… nhưng “truyền thống” nhất là mì Quảng tôm, gà, trứng, thịt. Đặc biệt, thành phần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn. Mì Quảng ăn khô.

Mì Quảng là món ăn đặc sản tại Đà Nẵng

Nơi bán mì quảng nổi tiếng nhất là ở đường Hoàng Diệu, Phan Thanh, Trưng Nữ Vương, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Công Trứ..Giá cả dao động tùy nơi, tùy tô lớn nhỏ khoảng 13.000 – 25.000 đồng/tô, bánh tráng bán kèm 3.000 đồng/cái.

2. Gỏi cá Nam Ô

Khi du lịch Đà Nẵng đến làng Nam Ô, du khách không thể bỏ qua món gỏi cá trứ danh. Sỡ dĩ món ăn này được nhiều người yêu thích là vì thịt cá được đánh bắt trực tiếp từ biển nên rất ngọt và tươi, qua khâu chế biến kỹ càng thì lại càng có hương vị đặc biệt, lạ miệng mà lại không tanh chút nào. Nguyên liệu có thể được chế biến từ cá mòi, cá tớp, cá cơm… nhưng ngon và thích hợp nhất là cá trích.

Giá của món Gỏi cá Nam Ô rất bình dân, chỉ từ 40.000 đồng.

Gỏi cá Nam Ô thì phải tới khu vực Nam Ô để thưởng thức mới đúng điệu. Hoặc nếu không, bạn có thể qua Nguyễn Tất Thành hay cầu Nam Ô và gọi một phần với giá từ 40.000 đồng.

3.Bún chả cá

Thực ra, cứ đến miền Trung là đâu đâu cũng dễ tìm ra quán bán bún chả cá. Nhưng bún chả cá ở Đà Nẵng mới thật đặc biệt. Bún chả cá ngon, khi ăn không có mùi tanh, chỉ nghe hương thơm ngào ngạt của tô bún kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ quả và vị đậm đà của nước lèo khiến bất cứ thực khách nào cũng phải xuýt xoa…

4. Bánh tráng thịt heo

Không đòi hỏi chế biến cầu kì, mà đơn giản và rất dễ ăn. Thịt heo cuốn bánh tráng ở Đà Nẵng nổi tiếng vì nguyên liệu được chọn kỹ càng, khiến hương vị hoàn hảo.Tuyệt chiêu của món này phải kể đến mắm nêm, loại nước chấm không thể thay thế. Đây là điều làm ai ai cũng phải nhớ mãi khi thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo.

Món Bánh tráng thịt heo ngon khó cưỡng

Để tròn vị, bạn nên chọn quán trên đường Châu Thị Vĩnh Tế hoặc Hải Phòng, Duy Tân, Lê Duẩn, Đỗ Thúc Thịnh… tùy nhà hàng sang trọng hay bình dân với giá khoảng từ 30.000 – 80.000 đồng.

5. Bánh xèo

Bánh xèo Đà Nẵng không nhỏ quá và cũng không lớn quá, chỉ riêng một kích cỡ vừa ăn. Bánh xèo ăn nóng, quấn trong bánh tráng mỏng hoặc lá cải to. Từng miếng bánh khi vào trong miệng còn thấy được độ giòn vừa, thêm mùi béo ngậy, vị ngọt của tôm và thịt với man mát các loại rau hòa chút chát chát của chuối xanh. Ăn một lần rồi nhớ mãi. Giá bành xèo cũng “mềm”, chỉ từ 5.000 đồng/cái trên đường Hoàng Diệu, Hải Phòng…

Bánh xèo Đà Nẵng nổi tiếng nhất trên đường Hoàng Diệu 6. Bánh bèo

Chỉ một tên nhưng bánh bèo có rất nhiều loại, được phân biệt bởi hình dáng và cách ăn. Bánh bèo tai được sắp sẵn lên đĩa, bánh bèo chén được đúc sẵn trong chén tròn nhỏ. Và tất cả đều có nhân bánh hấp dẫn bên trên.

7. Bê thui Cầu Mống

“Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Món này nổi danh ngang hàng với mì Quảng.

Trải miếng bánh tráng, đặt lên vài lát thịt bê thui, cuốn chung với rau sống, chấm nước mắm, nhai thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt bê cộng với vị mặn đậm đà thơm ngon của mắm quả khiến người ta dễ “quên sầu”.

8. Chè xoa xoa hạt lựu

Xoa xoa nấu từ rau câu, hạt lựu làm từ bột lọc loại ngon, thạch đen được chế từ một loại lá cây mát trên rừng, đặc biệt nước cốt dừa được ép từ dừa nguyên chất…tất cả hợp lại làm nên thức uống ngon, mát lành.

9. Ốc hút

Đến Đà Nẵng bất cứ mùa nào trong năm, bạn đều có cơ hội được thưởng thức món ăn đặc biệt này.Ốc hút, là tên gọi dân dã người dân Đà Nẵng gọi riêng món ốc xào sả ớt. Ốc gạo, ốc bươu, ốc đắng… đem về ngâm, rửa sạch rồi đợi ráo nước, đem xào với sả ớt, gia vị, công thức không có gì đặc biệt mà vị thì đậm đà. Đến Đà Thành, chiều chiều lê la bên quán vỉa hè cùng người thân, bạn bè, hút ốc bằng tay, vừa ăn vừa hít hà vì cay, gọi thêm bánh tráng rồi chấm chấm nước ốc mặn mặn cay cay thì thật thích.

Đà Nẵng ngoài là chốn ẩm thực ngon – bổ – rẻ còn có nhiều chỗ chơi: sông Hàn thơ mộng, Bà Nà Hill, Bán Đảo Sơn Trà, ngũ hành sơn, đèo Hải Vân, bãi biển Mỹ Khê, Bải Bụt, Gềnh Bàng… Đà Thành vừa thích hợp cho du khách thích nghỉ biển, tắm nắng, lại vừa thỏa mãn những người đam mê núi cao. Đó là một điểm đến nhiều lợi ích và khá thú vị cho hè này.