Món Ngon Mỗi Ngày Cho Trẻ / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Món Ngon Mỗi Ngày Cho Bà Bầu

Quảng cáo MuaBanNhanh

Món ngon mỗi ngày cho bà bầu, 7, Món Ngon Thế Giới CÔng Sở, Bich Van, Chuyên Trang Món Ngon Thế Giới CÔng Sở, 28/06/2017 17:30:18

Cách làm canh gà hạt sen món ăn ngon bổ dưỡng cho bà bầu Nguyên liệu nấu canh gà hầm hạt sen

– 300g thịt gà tươi

– 50g hạt sen khô

– 12 chén nấm hương khô

– 2 củ hành tím

– 1 nhánh gừng

– Hạt nêm

– Mắm ngon

– Dầu ăn

– Tiêu Ngò

– Hành hoa

Thịt gà mua về rửa sạch cắt miếng vừa ăn sau đó ướp thịt gà trong 30 phút với 1 muỗng cà phê hành băm, 1 muỗng cà phê gừng băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng súp mắm, ½ muỗng tiêu, trộn đều cho ngấm gia vị.

Nấm ngâm với nước ấm sau đó rửa sạch cắt bỏ chân.

Hạt sen ngâm nước ấm sau đó vớt ra để ráo.

Bắc nồi lên bếp cho chút dầu ăn vào và phi thơm hành, gừng băm còn lại.

Cho phần thịt gà đã ướp vào xào qua cho thịt săn lại.

Cho 1 tô nước dùng hoặc nước lọc vào nồi đun sôi.

Nước sôi thì vớt bọt rồi hạ lửa cho hạt sen vào.

Cho thêm nấm vào và hầm trong 20 phút cho các nguyên liệu chín mềm

Nêm nếm lại cho vừa miệng và cho hành, ngò cắt nhỏ vào cho thơm

Món canh gà hầm hạt sen bổ dưỡng nóng hổi là một nguồn năng lượng dồi dào cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho người bệnh mau hồi phục và lấy lại tinh thần. Trong khoảng thời gian giao mùa bạn hãy nấu cho bà bầu này cho cả nhà thưởng thức để nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh giao mùa nhé!

Dưỡng chất ‘số 1’ cho con thông minh

Axit folic (còn gọi là folate hay folacin), là một trong những vitamin nhóm B rất cần thiết trong việc sản xuất các tế bào mới, bao gồm cả hồng cầu. Không bổ sung đầy đủ axit folic trước và trong thai kỳ có thể gây ra nhiều khuyết tật liên quan đến rối loạn ống dây thần kinh như bệnh nứt đốt sống dễ khiến trẻ sinh ra bị ốm yếu tàn tật nghiêm trọng, bệnh quái tượng không não hoặc bé sinh ra bị thiếu 1 phần não (não kém phát triển nghiêm trọng), não úng thủy v.v…Theo Cục Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), axit folic thậm chí còn giúp phòng tránh các dị tật về môi như hở hàm ếch, sứt môi, dị tật ở tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ sơ sinh.

Để đảm bảo cung cấp đủ axit folic cho thai nhi phát triển, chị em thường được khuyên nên uống bổ sung axit folic khoảng từ 400 – 800 mrg mỗi ngày trước khi thụ thai tối thiểu 3 tháng và trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài việc dùng thuốc viên, mẹ bầu còn có thể tăng hấp thu axit folic qua việc tiêu thụ các thực phẩm giàu vi chất này như gan, nội tạng động vật, thịt gia cầm, ngũ cốc (vừng, lạc), các loại rau có lá màu xanh đậm như rau dền, rau muống, rau Bina, rau ngót, củ cải, bông cải xanh, nấm, đậu Hà Lan, đậu nành, bánh mì bằng bột mì nguyên chất, bắp, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi v.v…

Các mẹ cũng nên lưu ý là những loại thực phẩm đóng hộp thường làm mất khoảng từ 50% – 90% axit folic, hoặc trong quá trình nấu nướng, vi chất này có thể bị mất đi bởi tác động của sức nóng. Vì vậy, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm có chứa axit folic càng gần với hình thức tự nhiên của chúng càng tốt, hoặc nên chế biến từ thực phẩm tươi sống. Với các món rau, không nên ngâm quá lâu trong nước hay nấu chín kỹ. Bên cạnh đó, để hấp thu axit folic tốt nhất, mẹ bầu nên uống thuốc giữa 2 bữa ăn, hoặc uống chung với nước cam, nước trái cây, tránh dùng chung với trà, cà phê, rượu v.v….

Là hợp chất hữu cơ tan được trong nước, thuộc các loại vitamin nhóm B, choline được xem như loại dưỡng chất quan trọng giúp phát triển cấu trúc não, tủy sống, chức năng bộ nhớ ở thai nhi và trẻ nhỏ. Đây cũng là loại vi chất đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, cần thiết cho việc hoàn thiện dây thần kinh, tim mạch, chức năng não và sự phát triển tế bào thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bà bầu có chế độ ăn ít choline có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, tăng gấp đôi nguy cơ sinh con bị tật thần kinh như tật não úng thủy, nứt đốt sống v.v…

Nhu cầu choline của thai nhi sẽ tăng rất nhanh vào 3 tháng cuối thai kỳ do trong thời điểm này, não và tủy của thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất, và bé sẽ “lấy đi” 1 lượng lớn choline dự trữ từ mẹ thông qua nhau thai. Do đó, bổ sung choline trong suốt thời gian mang thai và tam cá nguyệt thứ 3 là rất quan trọng với mẹ và bé. Các nguồn thực phẩm giàu choline gồm lòng đỏ trứng, thịt nạc, gan, súp lơ, đậu phộng, đậu nành, rau củ, nước ép hoa quả, mầm lúa mì, tôm, cá hồi, rau chân vịt v.v.v…với hàm lượng được khuyến cáo là khoảng 450 – 550 mg/ ngày.

Vitamin B12

Rất cần thiết cho sự phát triển của não và hệ thần kinh thai nhi, vitamin B12 có nhiều trong các loại thịt, cá, sò biển, trứng gia cầm, sữa, các chế phẩm từ sữa, nội tạng động vật (gan, thận), ếch, đậu nành, v.v…. Đây là vi chất thiết yếu tạo DNA vật liệu di truyền trong tế bào, duy trì tình trạng khỏe mạnh ở tế bào thần kinh và hồng cầu, cũng như giữ vai trò then chốt trong phát triển hồng cầu. Vitamin B12 còn có mối quan hệ mật thiết với việc hấp thu axit folic ở mẹ, bằng cách tác động đáng kể lên quá trình chuyển hóa axit folic để cơ thể có thể sử dụng được dưỡng chất này. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc bổ sung vitamin B12 trước và trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Cũng như choline hay axit folic, vitamin B12, một chế độ ăn uống thiếu sắt trước và trong khi mang thai có thể làm cho mẹ bầu phải đối diện với nguy cơ bé bị dị tật ống thần kinh, dẫn đến tật nứt đốt sống, não úng thủy, thai vô sọ v.v… và ảnh hưởng lên đến quá trình phát triển của thai nhi. Thông thường, phụ nữ cần 18 mg sắt mỗi ngày, nhưng khi mang thai, nhu cầu này tăng lên đến 27 mg.

Tuy nhiên, lượng sắt dự trữ trong cơ thể chị em thường thấp vì bị mất máu các kỳ kinh nguyệt, còn thấp hơn nữa đối với những chị em đã mang thai nhiều lần do sắt bị mất qua những lần sinh trước, kèm với việc cơ thể hấp thu sắt khá kém so với các vi chất khác. Do đó, khi mang bầu, bên cạnh thói quen thường xuyên ăn các thực phẩm giàu chất sắt như cật (heo, bò), cá, lòng đỏ trứng, thịt bò, cừu, bột ngô, mơ, đậu xanh, đậu đen, hàu, rau có lá xanh thẫm, chuối, nho v.v…, chị em nên uống bổ sung thêm viên sắt theo đúng chỉ định của bác sĩ sản khoa. Mẹ bầu cũng lưu ý khi dùng viên thuốc bổ sung sắt, nên uống khoảng 1 tiếng trước khi ăn và không dùng chung với canxi bổ sung hay các loại axit amin khác vì chúng làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể.

Thường khi mang thai, mẹ bầu luôn chú ý bổ sung nhiều dưỡng chất như canxi, sắt, axit folic, các vitamin v.v… để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi, nhưng lại ít quan tâm đến vai trò của I ốt, thậm chí không hiểu được tác động quan trọng của vi chất này đến sự hoàn thiện trí tuệ ở bé. Các mẹ nên biết rằng, khi mang thai cơ thể cần hấp thu thêm 50% I ốt để đáp ứng nhu cầu hormone tuyến giáp cho mẹ và bé. Thiếu I ốt có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí não của bé trong bụng mẹ, thậm chí là sau khi sinh. Nghiêm trọng hơn, các bé có thể gặp hội chứng thiếu I ốt nghiêm trọng, làm trẻ sinh ra bị chậm phát triển trí tuệ. Theo giáo sư Eastman, khoa Nội tiết Đại học Sydney, Úc, những trường hợp mẹ tiêu thụ không đủ I ốt trong thai kỳ có thể làm giảm chỉ số thông minh (IQ) của trẻ xuống 10 – 15 điểm, ảnh hưởng khả năng nghe và dẫn đến nhiều chứng bệnh khác nhau. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý bổ sung I ốt trước và trong khi mang thai, với lượng I ốt từ 100 – 200 ug/ ngày. Ngoài ra, cần thêm các loại thực phẩm giàu I ốt vào chế độ ăn hàng ngày như sữa, muối bổ sung I ốt, rong biển, hải sản, rau cần, rau chân vịt, cải thảo, trứng gà v.v…

Là 1 loại axit béo chưa bão hòa, omega 3 vô cùng cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của thai nhi. Nhóm axit béo omega 3 gồm 3 loại: axit eicosapentaenoic (EPA), docosahexaenoic acid(DHA) và axit alpha linolenic (ALA), trong đó DHA đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển trí não cho bé, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ. Vào giai đoạn này, thai nhi cần omega 3 để hình thành đến 70% não bộ và hệ thần kinh.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những bé dưới 7 tuổi có mẹ bổ sung đầy đủ omega 3 trong thai kỳ sẽ có hành vi tốt hơn sau khi sinh, có khả năng tập trung cao và thị lực tốt hơn những bé không được bổ sung omega 3 đầy đủ, nhờ sự trợ giúp của DHA trong quá trình phát triển não bộ, hệ thần kinh và hình thành võng mạc ở trẻ. Các bé được cung cấp omega 3 cũng đạt nhịp độ phát triển nhanh hơn 2 tháng so với những bé khác. Vì những lợi ích vượt trội này mà mẹ bầu nên bổ sung omega 3 qua chế độ ăn uống của mình trong suốt thời kỳ thai nghén, với các loại thực phẩm rất giàu axit béo này như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá cơm, cá trích, gan cá thu, vừng, đậu nành, đậu phụ, các loại hạt: hướng dương, hạnh nhân, điều, bí …, quả óc chó, v.v…. Ngoài ra, cũng nên bổ sung omega 3 dạng viên dầu cá theo liều lượng được khuyến nghị từ bác sĩ sản khoa.

Hải sản giúp sữa mẹ giàu DHA

Thông tin trên được công bố tại buổi tọa đàm “Thực hư thành phần DHA trong các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ” tại TP.HCM

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết: DHA, tên gọi đầy đủ là Docosa Hexaenoic Acid, là một acid béo thuộc nhóm omega-3.

Đây là thành phần quan trọng của tế bào hệ thần kinh trung ương, giúp cho sự phát triển não và võng mạc của trẻ, đặc biệt là 2 năm đầu đời.

Thai phụ cần ăn đa dạng thực phẩm, nhất là hải sản để đảm bảo sữa giàu DHA

Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp được DHA mà phải đưa vào nguồn thực phẩm.

“Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ được cung cấp đầy đủ DHA”, bà Lâm khẳng định.

Đặc biệt, thai phụ cần ăn đa dạng thực phẩm, nhất là hải sản (cá, tôm, cua,…), trứng, các loại hạt có dầu (lạc, vừng, đậu tương…) ngay từ lúc mang thai 3 tháng cuối và sau khi sinh để đảm bảo chất lượng sữa tốt. Các thực phẩm này chứa nhiều DHA để cung cấp cho trẻ qua nguồn sữa mẹ.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), nhu cầu về DHA của trẻ sơ sinh (0 – 12 tháng tuổi) là 17mg/100kcal và trẻ từ 1 – 6 tuổi là 75mg/ngày.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều phụ huynh không hiểu biết cặn kẽ về DHA, phải cung cấp cho trẻ bao nhiêu là đủ và trong giai đoạn nào là hợp lý. Đáng lo ngại là có rất nhiều thực phẩm trên thị trường quảng cáo rầm rộ về hàm lượng DHA.

Bà Lâm khuyến cáo phụ huynh không nên tự ý chọn mua các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung DHA cho trẻ nhỏ vì nhiều sản phẩm không ghi rõ các thành phần khác cùng có trong sản phẩm (như vitamin A). Nếu cùng lúc sử dụng nhiều sản phẩm thì rất nguy hiểm cho sức khỏe. Phụ huynh nên có sự tư vấn bác sĩ trước khi chọn mua sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

Tìm món ngon cho bà bầu, đặt món ngon online ở đâu?

Đặt món ngon nhà hàng, món ngon nổi tiếng vùng miền từ hàng trăm tin đăng ẩm thực trên mạng xã hội mua bán MuaBanNhanh.com. Xem ngay:

Xem thêm:

Món ngon mỗi ngày cho bà bầu, 7, Món Ngon Thế Giới CÔng Sở, Bich Van, Chuyên Trang Món Ngon Thế Giới CÔng Sở, 28/06/2017 17:30:18

Quảng cáo MuaBanNhanh

Đăng bởi Bich Van

Tags: bí quyết nấu món ngon cho bà bầu, cách nấu món ngon cho bà bầu, kinh nghiệm nấu món ngon cho bà bầu, món ngon, món ngon cho bà bầu, món ngon cuối tuần, món ngon mỗi ngày, Món ngon mỗi ngày cho bà bầu

Quảng cáo MuaBanNhanh

Top 3 Món Ngon Mỗi Ngày Cho Bé 1

Khi các bé bước vào giai đoạn từ 1 -3 tuổi thường chậm tăng cân hơn các giai đoạn trước, bởi các bé rất mải chơi và lười ăn, cộng thêm việc có thể các mẹ lặp đi lặp lại các món khiến con cảm thấy chán ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy, các mẹ nên tập hợp một số món ngon mỗi ngày cho bé, thay đổi khẩu vị mỗi ngày để bé ăn ngon và chóng lớn hơn.

Những món ngon mỗi ngày cho bé 1 – 3 tuổi hết biếng ăn, phát triển đều

Đã có rất nhiều bà mẹ nuôi con bày tỏ “nỗi niềm” lo lắng, “xót ruột” của mình về việc con biếng ăn chậm lớn, nhất là các mẹ có bé từ 1 -3 tuổi. Nhiều mẹ còn bị lâm vào thế “bí bách” khi con không ăn, không lớn cũng khiến cho gia đình vợ chồng nhiều phen cãi vã. Nhưng các mẹ có biết nguyên nhân thật sự việc bé chán ăn là như thế nào hay không? Do thể trạng bé hay do mẹ không linh hoạt thay đổi những món ngon cho bé?

Nguyên nhân bé 1 – 3 tuổi biếng ăn

Chị Thảo (Từ Liêm – Hà Nội) đã là mẹ của bé con 2 tuổi chia sẻ: “Hiện nay, bé thứ hai nhà mình cũng mới gần 2 tuổi, trước đây vài tháng có lúc mình đã bị stress nặng vì con không ăn, lười ăn, khiến cơ thể bé còi cọc chậm lớn, đã thế có lúc công việc lại nhiều áp lực nên vợ chồng cũng cãi vã chuyện con cái… Mình đến phát ốm mà không biết phải làm sao, áp dụng đủ mẹo này, cách nọ mà không được.”

Đó là những băn khoăn trước đây của chị Thảo, nhưng hiện nay “tình cảnh” của chị lại hoàn toàn khác, chị chia sẻ thêm: “Thực sự bây giờ có lúc nghĩ đến những ngày trước mình lại phải mỉm cười, vì trước đây mình không biết cách chế biến những món ngon mỗi ngày cho bé, mà chỉ nhăm nhăm công thức hầm xương lấy nước nấu cháo thịt + rau. Vài tháng nay mình đã phát hiện ra cái sai và đã sửa, bây giờ mình rất yên tâm dù bé có mải chơi thì cũng vẫn ăn đều đặn, ăn ngon miệng và trộm vía lớn đều nữa.”

Chia sẻ kinh nghiệm nấu món ngon mỗi ngày cho bé ăn ngon

Chị Thảo đã tìm hiểu nhiều tài liệu, lựa chọn những thực phẩm tươi ngon để chế biến ra nhiều công thức nấu món ngon mỗi ngày cho bé, khiến bé con rất thích thú, bé ăn rất ngon, không còn lười biếng nữa. Khi được hỏi kinh nghiệm, chị Thảo đã vui vẻ chia sẻ một số công thức nấu những món ăn ngon, bổ dưỡng cho bé từ 1 – 3 tuổi.

1.Cháo lươn khoai môn

Thịt lươn được biết đến là có rất nhiều công dụng bồi bổ tốt cho sức khỏe, giá trị dinh dưỡng cũng rất cao. Nếu biết cách chế biến nhiều món ngon từ thịt lươn thì đảm bảo ai cũng thích ăn. Đối với các bé từ 1 – 3 tuổi có thể nấu món cháo lươn với khoai môn để giúp bé ăn ngon, phát triển tốt.

Nguyên liệu: Thịt lươn 200g lấy nguyên phần thịt băm nhỏ; 100g gạo tẻ vo sạch; 100g khoai môn gọt vỏ băm nhỏ, cùng các gia vị cần thiết.

Cách nấu: Hầm gạo thành cháo, thịt lươn ướp gia vị và xào qua; khi cháo chín mềm cho thịt lươn và khoai môn vào khuấy đều, đun thêm chứng 3 phút rồi nêm gia vị và múc ra bát để nguội cho bé ăn.

2. Cháo thịt bò súp lơ xanh

Ai cũng biết thịt bò rất giàu các dinh dưỡng và các chất cần thiết cho cơ thể. Nếu sử dụng thịt bò kết hợp cùng các rau củ, thực phẩm khác để nấu thành một trong những món ngon mỗi ngày cho bé thì còn gì bằng.

Với món cháo thịt bò nấu súp lơ, các mẹ cần có: gạo tẻ và gạo nếp chừng 150g, thịt bò nạc thăn 150g thái nhỏ ướp gia vị, súp lơ 90g, phô mai và các gia vị cần khác.

Cách nấu: Hầm gạo thành cháo mềm, thịt bò và rau súp lơ rửa sạch cho vào máy xay nhuyễn. Khi cháo mềm cho thịt bò vào khuấy đều, lúc sau lại cho rau và phô mai vào đảo đều, đun thêm vài phút rồi nêm gia vị bắt ra, múc cháo vào tô để nguội rồi cho bé ăn.

3.Cháo gà, cà rốt và hạt sen

Nguyên liệu: gạo tẻ, thịt gà nạc, hạt sen tươi hoặc khô, cà rốt và một số gia vị khác.

Cách nấu:

Luộc hạt sen cho chín mềm

Thịt gà và cà rốt băm nhỏ và xào qua với hành,

Dùng máy xay nhuyễn thịt gà, cà rốt, hạt sen

Khi cháo đã hầm chín cho các phần đã xay vào khuấy đều rồi nêm gia vị, múc ra tô để nguội rồi cho bé ăn.

Đây sẽ là món ngon mỗi ngày cho bé rất bổ dưỡng, chắc chắn bé sẽ thích ăn lắm đó các mẹ!.

Món Ngon Mỗi Ngày: Cách Nấu Lẩu Đuôi Bò Ngon Cho Ngày Cuối Tuần

Lẩu đuôi bò – Món ngon cuối tuần dễ làm cho bữa tiệc liên hoan và sum họp cùng gia đình, bạn bè.

Chuẩn bị nguyên liệu

– Đuôi bò: 1/2 kg

– Gân bò: 500 gr

– Sả 100 gr, khoai môn 300 gr, củ sen 300 gr

– Sa tế 2 muỗng cà phê

– Ớt bột 2 muỗng cà phê

– Hành tím băm 1 muỗng canh

– Tỏi băm 1 muỗng canh

– Gia vị: Dầu điều, muối, đường, tiêu, bột ngọt, dầu ăn

Hướng dẫn cách làm Bước 1: Sơ chế đuôi bò và gân bò

– Thui đuôi bò qua lửa than cho trụi hết phần lông, cạo sạch phần khét, rửa lại bằng nước muối.

– Đun nồi nước sôi, cho đuôi bò vào trụng sơ, vớt đuôi bò ra xả lại nước lạnh cho thật sạch.

– Chặt đuôi bò theo các khớp thành những miếng vừa ăn, cho vào nồi đổ nước xăm xắp, thêm vài lát gừng đập dập, đậy nắp và nấu sôi.

– Vớt đuôi bò ra khi nước sôi, để ráo.

– Rửa sạch gân bò bằng nước muối pha loãng cho sạch. Nấu nước sôi, thả gừng đập dập vào cùng gân bò và trụng 5 phút. Vớt gân bò ra tô.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

– Lột bỏ lớp vỏ già của cây sả, rửa sạch, lấy 2 cây băm nhỏ. Cắt khúc phần còn lại, đập hơi dập.

– Gọt vỏ khoai môn, củ sen, rửa sạch. Cắt miếng vừa ăn củ sen, khoai môn.

Bước 3: Ướp gia vị

– Cho sa tế, ớt bột với 1/2 chỗ tỏi băm, hành tím băm và sả băm vào nồi, nêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1/3 muỗng cà phê tiêu vào, trộn đều.

– Cho đuôi bò vào ướp khoảng 1 – 2 giờ để thấm đều gia vị.

Bước 4: Hầm gân bò

– Cho gân vào nồi áp suất cùng 500ml nước, hầm gân khoảng 20 phút đến khi mềm, nhưng vẫn còn giòn sựt dai dai. Chờ nguội rồi lấy gân bò ra để riêng.

– Trút đuôi bò đã ướp vào nồi áp suất, thêm sả cắt khúc và 1 lít nước vào, bắc lên bếp hầm khoảng 15 phút, chờ nguội mở nắp lấy ra.

– Phi thơm 1/2 chỗ sả băm, tỏi băm, hành tím băm còn lại với 1 muỗng canh dầu ăn, cho phần đuôi và gân đã hầm vào. Cho vào nồi lẩu 1 muỗng canh dầu điều rồi nấu sôi, nêm 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt.

– Cho tiếp khoai môn, củ sen vào nấu cho chín mềm thì tắt bếp.

– Lẩu đuôi bò có thể ăn kèm với bún và các loại rau cải như cải bẹ xanh, cải ngọt sẽ rất hợp và ngon.

VI AN (t/h)

theo Tin 24h

Mỗi Ngày Một Món Ngon

– 1 con gà to hoặc nhỏ tùy lượng người ăn

– 1 củ gừng, xắt lát dày

– 2 nhánh hành, xắt khúc nhỏ

– 1 thìa cà phê dầu vừng

– Nước lọc, 1 bát to đá viên.

Nguyên liệu cho cơm:

– 2 thìa canh dầu ăn

– 2 nhánh tỏi và một mẩu gừng khoảng 1cm, bằm nhỏ

– Gạo để nấu cơm, vo và để ráo

– 480ml nước dùng gà

– 1/2 thìa cà phê dầu vừng

– 1 thìa cà phê muối.

Nước sốt chấm gà:

– 1 thìa canh nước cốt chanh

– 2 thìa canh nước dùng gà

– 4 thìa canh tương ớt

– 1 mẩu gừng nhỏ

– 1 thìa cà phê muối

– 2 thìa cà phê đường.

Bước 1:

Gà mua về làm sạch bằng cách rắc vài thìa muối hạt lên mình gà.

Đến khi rửa sạch gà với nước và da gà nhẵn mịn như thế này là được.

Chú ý này, bạn rắc muối lên mình gà không chỉ với mục đích làm thịt gà đậm đà hơn khi ăn mà còn có mục đích khiến cho nước dùng gà ngon hơn và vừa miệng hơn khi nấu với cơm. Chính vì vậy nên bạn có thể rắc nhiều muối một chút cũng được.

Bước 3:

Cho cả con gà vào nồi to rồi đổ nước ngập quá mặt gà khoảng 2cm.

Bước 4:

Bật bếp và đun sôi nồi luộc gà. Khi nồi luộc này sôi thì bạn bớt lửa và quan sát bề mặt nước luộc gà có bọt nổi lên thì hớt bỏ phần bọt này đi.

Bước 5:

Hạ lửa xuống mức thấp nhất, đậy vung và đun tiếp trong khoảng 30 phút nữa hoặc cho tới khi bạn chọc đũa vào phần đùi gà mà không thấy nước màu đỏ chảy ra là được.

Bước 6:

Vớt gà ra, thả ngay gà vào nồi to hoặc chậu nước lọc có các viên đá lạnh. Nước lạnh sẽ khiến da gà co lại và trông đẹp hơn, đồng thời khi ăn cũng giòn, ngon hơn nữa.

Còn đây là phần nước dùng bạn có được trong nồi sau khi vớt gà.

Bước 7:

Trong nồi nấu cơm,bạn cho tỏi và gừng bằm vào đảo cùng chút dầu ăn cho thơm.

Bước 8:

Đổ gạo vào nồi.Và xào gạo trên lửa vừa khoảng 4-5 phút. Bạn cũng có thể thêm chút hạt nêm vào xào cùng gạo nếu muốn cơm được đậm đà hơn.

Nếu không muốn nấu bằng nồi thông thường, bạn có thể chuyển gạo qua nồi cơm điện rồi nấu cơm như bình thường, chỉ thay nước bằng nước dùng gà.

Nấu trong khoảng 30 phút là cơm chín.

Bước 10:

Trong khi chờ cơm chín, bạn trộn lẫn tất cả các nguyên liệu của phần nước chấm gà, quậy đều hoặc cầu kỳ hơn bạn có thể cho vào máy xay sinh tố đánh nhuyễn là xong.