Cá hải tượng là dòng cá sinh sống trong môi trường nước ngọt có kích thước khổng lồ. Thời gian gần đây, nuôi cá hải tượng làm cá cảnh đang là một trào lưu được giới nuôi cá kiểng yêu thích. Để biết thêm nhiều điều về dòng cá hải tượng lớn nhất thế giới này, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Cá hải tượng hiện nay đang là một trào lưu, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ thông tin về dòng cá này.
Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn biết về nguồn gốc, đặc điểm, sinh sản… của loài cá hải tượng khổng lồ.
Cá hải tượng còn có tên gọi khoa học tiếng anh là Arapaima gigas – thuộc bộ cá thát lát, đây là một dòng cá nước ngọt khổng lồ chuyên sinh sống ở khu vực sông Amazon của cùng nhiệt đới Nam Mỹ.
Năm 1829 , nhà sinh vật học đến từ Thụy Sỹ là Louis Agassiz đã phát hiện ra những chú cá hải tượng đầu tiên trên thế giới tại khu vực sống sông của đất nước Peru, sông Amazon thuộc khu vực Nam Mỹ.
Năm 1847, dòng cá hải tượng tượng đổi tên khoa học và tìm thấy ở một vài nơi khác trên thế giới như Brazil.
Ngày nay, dòng cá hải tượng được nuôi ở khắp mọi nơi trên thế giới vừa để làm cá cảnh vừa dùng để làm thực phẩm.
Cá hải tượng là dòng cá sinh sống trong môi trường nước ngọt có kích cỡ khổng lồ.
Một chú cá hải tượng sinh sống trong môi trường tự nhiên khi trưởng thành có thể nặng đạt chiều dài từ 2 – 5 mét, cân nặng dao động trong khoảng 100kg hoặc lên đến 200kg.
Tuy nhiên, dòng cá hải tượng nuôi để làm cảnh thì có kích thước cơ thể nhỏ hơn, chiều dài tối đa là khoảng 1.5 mét và cân nặng của chúng trong khoảng 20 – 30kg.
Đặc điểm thân hình của cá hải tượng có khá nhiều nét tương đồng với loài cá rồng cảnh. Cá hải tượng có phần đầu bẹt môi trề tương đối rộng và đôi mắt nhỏ.
Thân hình của chúng dài hơn nhiều lần so với kích cỡ đầu và dẹt. Phần đuôi ngắn xòe, gần đầu có 2 vây chèo và có vây lưng ở vị trí gần đuôi.
Vẩy của cá hải tượng rất lớn, cứng bao bọc toàn bộ thân hình của chúng và phần hậu môn được đặt gần phía đuôi.
Có ngoại hình gần giống với loài cá rồng nhưng màu sắc của chúng lại khác đơn giản. Cá hải tượng thường chỉ có màu đen ánh xanh ngọc, phần đuôi có thêm những chấm đỏ.
Cá hải tượng là dòng cá lớn xong lại có tính cách khá hiền lành. Chúng có thể cùng chung sống với khá nhiều dòng cá khác nhau trong cùng một khu vực.
Tuy nhiên, do kích cỡ cơ thể của chúng lớn, không nên nuôi chung với quá nhiều loài cá khác nhau.
Không chỉ có đặc điểm gần giống với cá rồng mà hình thức sinh sản cũng có rất nhiều điểm giống nhau.
Cá hải tượng là dòng cá đẻ trứng, thông thường những chú cá hải tượng khi đến tuổi trưởng thành (khoảng 5 tuổi) là bắt đầu bước vào chu kỳ sinh sản đầu tiên.
Quá trình sinh sản của cá hải tượng bắt đầu từ cuối tháng 12 cho đến đầu tháng 5 hàng năm.
Vào khoảng cuối tháng 12, những chú cá hải tượng cái bắt đầu đẻ trứng trên những ổ cát, cá đực sẽ bơi ngay đằng sau tưới tinh dịch lên trứng.
Trứng sau khi được thụ tinh sẽ được cá đực ngậm vào trong khoang miệng trong khoảng thời gian từ tháng 1 cho đến hết tháng 4.
Bắt đầu từ khoảng tháng 5 – 8 cá con sẽ nở và chui ra khỏi khoang miệng cá bố, cá bố và mẹ sẽ cùng chăm sóc cá con.
Cá hải tượng được tìm thấy ở rất nhiều khu vực sông ở trên thế giới. Ở mỗi vùng, cá hải tượng sẽ có những đặc tính và khả năng thích nghi khác nhau.
Chính vì vậy, các nhà khoa học đã chia cá hải tượng thành 5 nhóm chính:
Chăm sóc bất cứ vật nuôi nào hay giống cá cảnh nào các bạn cũng cần có thời gian và bỏ công sức ra thì mới có thể chăm sóc chúng phát triển tốt.
Tiếp theo sau đó, các bạn nên quan tâm đến các yếu tố như: môi trường sống, thức ăn, cách chăm sóc khi cá bị bệnh….
Cá hải tượng dòng cá có kích thước cơ thể rất lớn, chính vì vậy việc tạo không gian sống hợp lý cho chúng là một điều vô cùng cần thiết.
+ Thứ nhất, kích thước bể nuôi là điều mà những người nuôi cá hải tượng phải đặc biệt chú ý.
Thông thường một bể nuôi cá hải tượng phải có diện tích là 4x4m hoặc có thể hơn (với kích thước này có thể chứa khoảng hơn 600 lít nước).
Cá hải tượng là dòng cá rất khỏe, chính vì vậy các bạn cần làm nắp, tránh việc cá nhảy ra ngoài.
+ Thứ hai, môi trường nước cũng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng của cá.
Cá hải tượng sống ở khu vực tầng giữa và tầng đáy, chúng không cần quá nhiều oxi.
Tuy nhiên, với đặc điểm cứ 15 – 20 phút chúng lại ngoi lên trên mặt nước để thở, các bạn không nên cho lượng nước trong bể quá đầy.
Lưu ý, hàng tuần các bạn nên thay nước cho cá khoảng 2 lần để đảm bảo vệ sinh môi trường nước.
Khi thay nước trong bể chỉ nên thay 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 nước cũ và bơm thêm nước mới. Tránh trường hợp cá sốc môi trường mới bị chết.
Cá hải tượng là dòng cá ăn tạp, chính vì vậy thức ăn của chúng khá đa dạng và cũng rất dễ chăm sóc.
Một số loại thức ăn ưa thích của cá hải tượng: thịt động vật (thịt nạc heo, thịt gà, thịt bò, thịt ếch nhái…). Được cắt nhỏ hoặc xay, các động vật giáp xác (tôm, cua), các động vật nhuyễn thể và mực.
Ngoài các thức ăn tươi sống, có thể cho cá hải tượng ăn thêm thức ăn đóng hộp chế biến sẵn bán tại các hiệu cá cảnh
Loại thức ăn này giúp cung cấp lượng chất đạm cao, giúp cá phát triển về thể chất
Trung bình, một chú cá hải tượng trưởng thành có thể tiêu thụ khoảng 5 kg thức ăn các loại.
Cá hải tượng con ăn gì? Cá hải tượng con khi mới sinh ra, kích thước và đường ruột của chúng còn chưa ổn định.
Chính vì vậy, các bạn chỉ nên mua các sinh vật phù du, bọ gậy nhỏ về cho cá con ăn.
Hoặc có thể kết hợp thêm thức ăn khô viên nhỏ và các loại sâu bọ nhỏ (loại thức ăn này được bày bán khá phổ biến tại các cửa hàng cá cảnh trên toàn quốc).
Cách phòng chống bệnh cho cá hải tượng
Cá hải tượng là dòng cá có sức khỏe tốt, nếu môi trường sống của chúng không được đảm bảo rất dễ dẫn đến một số các chứng bệnh.
Dưới đây là một số chứng bệnh khi nuôi cá hải tượng dễ gặp phải: cá hải tượng bị sình bụng, cá hải tượng bị mỏ neo, cá hải tượng bị bong vảy – mẻ vảy, cá bị nấm vảy, cá bị nấm đuôi và vây, cá lờ đờ thở gấp, mắt cá bị lồi….
Để phòng tránh những căn bệnh này, chế độ dinh dưỡng cho cá phải thật hợp lý tránh để thức ăn lữu trữ lâu ngày trong bể và tránh cho cá ăn no.
Ngoài chế độ dinh dưỡng thì môi trường nước cũng luôn được quan tâm và làm sạch.
Khi thay nước cho cá, các bạn nên nhỏ 1 vài giọt thuốc tím vào trong nước, vừa để cân bằng độ pH trong nước vừa giúp sát khuẩn.
Khi mua cá mới về nuôi cùng bể thì nên quan sát những giống cá mới ở một bể khác khoảng 2 – 3 ngày, không có dấu hiệu bệnh thì mới cho vào trong bể.
Cá hải tượng, dòng cá này đang nằm trong danh sách những dòng cá cần được bảo tồn. Vậy nên, việc nhập về và nhân giống rộng rãi tại thị trường của Việt Nam còn khá hiếm.
Chính vì số lượng cá thể ở Việt Nam còn khá hiếm cho nên mức giá cá hải tượng con, cá hải tượng giống khi về đến Việt Nam còn khá cao.
Để sở hữu một chú cá hải tượng con, người chơi phải chi trả từ vài trăm cho đến vài triệu đồng tùy thuộc vào kích cỡ của cá.
Dưới đây là bảng giá tham khảo cá hải tượng con phân theo kích cỡ:
Đặc biệt, khi mua với số lượng lớn mức giá bán sẽ rẻ hơn rất nhiều
7. Hướng dẫn cách chọn cá hải tượng làm cảnh?
Cá hải tượng là dòng cá có mức giá tương đối cao so với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam.
Chính vì vậy, khi mua cá về nuôi các bạn nên quan sát và kiểm tra thật kĩ tình hình giống và sức khỏe của cá.
Dưới đây là một số kinh nghiệm cơ bản khi chọn mua cá hải tượng:
Đến các cửa hàng chuyên kinh doanh cá kiểng lớn để mua cá (không nên mua trôi nổi ở những nơi không rõ nguồn gốc).
Dòng cá hải tượng là dòng cá nhập khẩu, chính vì vậy cần xem những giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Quan sát những hành động của cá tại nơi bán khoảng 2 – 3 giờ (đảm bảo về tình trạng sức khỏe của cá).
Lựa chọn những chú cá có màu sắc đậm và ánh kim nhiều, khi trưởng thành mới đẹp.
Trên thị trường cá cảnh của Việt Nam, để mua được cá hải tượng thì vẫn còn khó.
Thông thường, chỉ có các hiệu cá cảnh ở khu vực như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Tây Ninh, khu vực miền tây… là những nơi có nhiều cửa hàng bán cá hải tượng chất lượng.
Cá hải tượng là dòng cá nước ngọt có kích thước lớn, chính vì vậy có rất nhiều người thắc mắc rằng “cá hải tượng có ăn được không?”.
Cá hải tượng ngoài được nuôi làm cá cảnh thì còn được nuôi với mục đích phục vụ ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.
cá hải tượng là dòng cá có nhiều thịt và rất ít xương, chính vì vậy chúng được sử dụng để chế biến thành rất nhiều món ăn.
Một số món ăn được chế biến từ cá hải tượng: bít tết cá hải tượng, thịt khô, muối khô, chế biến thành các món hầm.
Phần lưỡi của cá hải tượng còn là thành phần ở trong một số món đồ uống được rất nhiều người yêu thích.
Phần lưỡi của cá hải tượng sẽ được sấy khô kết hợp với một số loài cây khác để làm thuốc chữa bệnh giun ở trong đường ruột.
Cá hải tượng vừa được sử dụng làm cá cảnh vừa sử dụng với mục đích chế biến. Chính vì điều này, số lượng cá thể của loài đang dần mất đi với số lượng lớn hàng năm.
Dưới đây là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm loài nghiêm trọng.
Đánh bắt cá không đúng cách: thịt và lưỡi của cá hải tượng có giá trị vô cùng lớn trong các ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.
Chính vì thế, con người đã tăng cường săn bắt loài cá hải tượng nhằm mục đích kiếm lời.
Điều này chính là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm lượng cá hải tượng tự nhiên một cách nghiêm trọng.
Hiện nay, tại một số quốc gia như Mỹ hay Thái Lan đã cho phát triển các trại nuôi cá hải tượng nhân tạo để giảm đi hiện tượng đánh bắt cá hải tượng trong tự nhiên.
Môi trường sống: môi trường sống là nguyên nhân lớn thứ 2 khiến cho cá thể cá hải tượng trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng.
Việc con người làm xả rác ra môi trường biển, gây thủng tầng ozon khiên cho môi trường nước bị ô nhiễm. Điều này khiến cho hàng năm, hàng triệu cá hải tượng chết và trôi dạt về bờ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về dòng cá hải tượng – cá nước ngọt khổng lồ lớn nhất thế giới.