Bình Dị Và Ngọt Lành Canh Bánh Đa Cá Rô Đồng

(VOV5) -Chỉ gồm nhưng chút nguyên liệu đơn giản dễ kiếm tìm nhưng với sự kết hợp hài hòa, canh bánh đa cá rô đồng trở thành nét đẹp văn hóa trong ẩm thực Việt.

Trong hương vị ẩm thực đồng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, món ăn từ con cá rô đồng luôn dễ ăn và có sức hấp dẫn lạ kỳ. Có nhiều món ngon như xôi cá rô đồng, cá rô kho, cá rô rán giòn, cá rô kho tương…nhưng đậm đà phong vị hơn cả là canh bánh đa cá rô đồng.

Canh bánh đa cá rô không bị ngán, dễ tiêu hóa nên ăn vào mùa nào cũng hợp. Cái ngọt thơm từ nước xướng, từ thịt cá, từ vị gạo bánh đa, từ cái mát của rau gia vị tao nên hương vị lạ thường. Hãy tưởng tượng một tô canh nóng với màu trắng của bánh đa, màu vàng rộm của cá rán, li ti trứng cá, màu đỏ cà chua, xanh mát của thì là, dọc mùng hay rau cải, rau cần. Tất cả cùng hòa quện trong bát nước dùng vàng trong. Thêm chút tỏi ớt đủ đánh thức vị giác các vị chua chua, cay cay, mặn, ngọt, hăng nồng.

Với người xa quê lâu như chị Hải Yến, canh bánh đa cá rô đồng là thức quà quê tuyệt vời nhất: “Ở bên CHSéc không có món này, về Việt Nam thưởng thức ngon tuyệt vời. Cá rô mua về nấu với cải xanh chan với bún, mì, miến rất là mát và bổ. Đây là món quê hương tôi đặc biệt yêu thích, lâu lắm rồi tôi mới được ăn.”

Định cư nhiều năm ở Đức, chú Duy Khánh lúc nào cũng thèm bát canh bánh đa cárô đồng chuẩn hương vị quê nhà. Bởi món ngon này còn gợi nhớ ký ức thời thơ ấu bình yên ở một vùng nông thôn Bắc Bộ: “Tôi quê gốc Hưng Yên, món canh cá gần dốc Lã lúc nào cũng đông khách ăn sáng. Hồi còn bé, bố mẹ nấu rất nhiều canh cá rô đồng. Hương vị nay cũng khác. Ngày xưa mẹ đi làm đồng hay bắt được mấy con cá rô ron rồi nấu với rau cải. Nước canh chỉ là xương cá giã ra. Đơn giản sao mà ngon đến thế. Món này đặc biệt nhiều người thích không phải chỉ riêng tôi.”

Để nấu được bát canh ngon cần chọn những con cá rô đồng mình vàng đầy đặn,vây sắc. Chị Thu Phương, chủ quán cá rô đồng Bà Là ở 197 Kim Ngưu cho biết, bây giờ không có nhiều cá rô đồng tự nhiên nhưng để bảo đảm độ chắc ngọt của thịt cá, quán hàng phải đặt những nơi nuôi uy tín giống tự nhiên. Cá rô không quá to, cỡ khoảng 2 ngón tay là vừa. Phần thịt cá sau khi tách xương thật khéo còn được tẩm ướp chế biến theo cách rán giòn hay rim mặn tùy theo khẩu vị, thói quen thực khách vùng miền. Bánh đa (hay gọi là mì) dùng với canh cá là màu trắng hay đỏ nhưng sợi phải dai, mềm.

Theo chị Phương “linh hồn” của bát canh bánh đa cárô đồng chính là nước dùng. “Nước dùng làm nên sự khác biệt nên phải đầu tư. Bởi cảm nhận đầu tiên của thực khách với món ăn chính là nước dùng. Nguyên liệu chính là xương mình cá, đầu cá. Để tạo thêm độ ngọt hơn nữa quán hàng sử dụng xương ống ninh. Cái khác biệt nữa là chúng tôi sử dụng nước củ quả hầm để làm ngọt tự nhiên. Nước dùng phải trong thanh mát và đảm bảo chất dinh dưỡng.”

Để tạo nên hấp dẫn cho món ăn đồng quê này còn là các loại rau gia vị như gừng, nghệ, thì là, hành, ớt, hoa chuối, kinh giới:”Miếng cá rô ăn bùi ngọt hơn khi tẩm ướp cần thêm nghệ tươi để tạo màu vàng óng cho bát canh. Nghệ cũng giúp khử tanh và làm rắn cá. Rau thì là phải chọn loại càng già càng tốt. Bí quyết là không nên bỏ phần cậng rau vì đó mới thơm và phải thái rất nhỏ. Cái giòn sần sật quện với ngọt lịm của thịt cá rô thì vô cùng tuyệt vời. Thứ rau đi kèm không thể thiếu khác là hoa chuối và kinh giới. Chất đồng quê đúng ngày xưa còn phải là rau cải ta. Ăn phải có gừng, tỏi. Nếu có chút đậu rán, mắm tôm nữa càng khác hẳn. Đấy là cách ăn ở Hưng Yên quê tôi.”, chú Duy Khánh cho biết,

Cũng là món canh từ con cá rô đồng nhưng các quán hàng ở Thái Bình, Hải Dương, Hà Nam, Hải Phòng hay Hưng Yên lại có những kiểu chế biến khác nhau, tạo cho món ăn sắc thái ẩm thực rất riêng. Nếu như bát canh cá Hải Phòng không thể thiếu vị cay nồng của ớt, sợi mì to bản màu đỏ đậm đà thì bánh đa trong canh cá Phủ Lý nhỏ mềm hơn và không thể thiếu cải ngọt. Còn món canh cá rô Quỳnh Côi (Thái Bình) đôi khi biến tấu bằng cá trắm, cá quả. Thịt cá được rim với nước mắm hay cà chua thay vì rán vàng giòn.

Bởi thế, theo người sành ẩm thực như bác Huy Sơn, canh bánh đa cá rô đồng là những nét chấm phá mộc mạc trong bức tranh đa sắc màu của ẩm thực Việt. “ Với một bát canh rô đồng như thế này thì khi sống ở nơi xa, rất gợi nhớ hình ảnh quê hương. Nó ngon vì nước dùng là nguyên chất cá rô đồng chứ không phải là hóa chất. Với món ăn đồng quê này nên duy trì và quảng bá cho người nước ngoài, trong nước thưởng thức. Bởi đó là đặc sản ngon bổ và rẻ tiền của quê hương, đất nước”.

Chỉ gồm nhưng chút nguyên liệu đơn giản dễ kiếm tìm nhưng với sự kết hợp hài hòa, canh bánh đa cá rô đồng trở thành nét đẹp văn hóa trong ẩm thực Việt. Và, cứ ngon ngọt như vậy, món ăn bình dị này đã đi vào tiềm thức của mỗi người con xa xứ.

Xa quê canh cánh bên lòng Thèm ăn canh cá rô đồng….. mắm kho.

Mai Liên

Mát Lành Canh Mít Nấu Tép

Nhắc đến mít, chắc hẳn ai cũng nghĩ đến trái mít chín thơm lừng, những múi mít vàng tròn lẳn, ngọt đậm đà nhưng ít ai biết rằng từ trái mít xanh cũng chế biến ra nhiều món ăn ngon mà lạ như món mít luộc, nhút mít và đặc biệt là món canh mít nấu tép.

Canh mít nấu tép

Hương Sơn, Hà Tĩnh là quê ngoại tôi, một vùng núi nghèo, đất cằn đá sỏi nhưng được thiên nhiên ưu đãi cho rất nhiều mít.Mít mọc khắp vườn, bên đường, cạnh bờ ao, những cây mít mọc lâu năm không biết ai trồng cũng không ai chăm sóc nhưng cây nào cây nấy trĩu quả. Cây mít có một sức sống bền bỉ lạ thường như chính người dân nơi đây vậy.

Tôi sống với ngoại từ nhỏ, gắn với cây mít sau vườn nhà ngoại, mùa mít thì tha hồ thưởng thức bao nhiêu là món từ trái mít. Nhưng hương vị món canh mít nấu tép mát lành của ngoại thì phải gọi là “tuyệt cú mèo”, giản dị nhưng thật ấm áp, khó quên.

Ngoại ra vườn lựa quả mít vỏ còn xanh, gai còn nhọn để nấu canh. Ngoại bảo trái mít như thế còn non, xơ còn mềm, hạt chưa già, nấu canh sẽ thơm và bùi. Lớp vỏ mít xù xì được ngoại gọt bỏ đi, rửa sạch mủ và ngâm vào nước chanh pha loãng để mít không bị đen, màu mít được trắng nõn. Sau đó, ngoại lấy một phần mít vừa ăn vằm nhỏ để nấu canh, còn lại cứ ngâm trong nước để vài ba hôm sau dùng cũng không sao.

Để có một nồi canh mít nấu tép rất đơn giản, từ nguyên liệu cho đến cách chế biến. Mớ tép riu ngoài chợ, trái cà chua và nắm lá lốt trong vườn là ngoại đã làm nên món canh hấp dẫn. Cho tép vào xào chín sau đó cho cà chua và mít đã vằm nhỏ vào, thêm gia vị và đảo đều khoảng 3 phút thì đổ nước vừa ăn. Khi nồi canh sôi nhắc xuống, cho lá lốt đã cắt nhỏ vào, thế là xong.

Món canh này ở quê chắc chẳng ai lạ lẫm gì nhưng ở thành phố sẽ thấy là lạ bởi lấy đâu ra mít non mà nấu, nhưng đảm bảo đã thưởng thức một lần sẽ muốn ăn lại và ghiền luôn!

Mâm cơm nhà ngoại đơn giản, đạm bạc chỉ có món canh mít nấu tép nhưng mấy đứa cháu cứ cắm đầu ăn cho kỳ hết mới thôi. Thìa canh có vị ngòn ngọt của tép và mít non, mùi thơm ấm áp đặc trưng của lá lốt. Không những thế màu sắc lại đẹp hài hòa, chỉ nhìn thôi đã muốn ăn rồi. Không cầu kỳ, bắt mắt như những món sơn hào hải vị, canh mít nấu tép quê ngoại vẫn có sức hấp dẫn kỳ lạ bởi hương vị đậm đà, chân chất của quê hương.

Xa ngoại, cuộc sống với bao bộn bề lo toan ở chốn thành thị, thưởng thức bao nhiêu của ngon vật lạ nhưng mỗi khi tôi mệt mỏi, lại muốn trở về bên vòng tay ngoại để ngoại nấu cho món canh mít nấu tép mà ăn, để tìm lại hương vị yên bình, ấm áp, thân thương…

Những Món Canh Ngon Được Từ Cá Thác Lác

Những món canh ngon được từ cá thác lác Chi tiết Đăng: 12/5/2023 Bởi Admin3 Lượt xem: 1682

Cá thát lát cho thịt ngon, ít xương đặc biệt thịt có độ dẻo nên rất được các mẹ cũng như các chị em phụ nữ ưa chuộng chọn làm nguyên liệu nấu canh trong gia đình. Bài viết hôm nay Cakhotranluan sẽ chia sẻ cho bạn hai cách làm món canh ngon được chế biến từ cá thác lác.

1. Hoa bí đỏ nấu canh cá thát lát

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

300 gr hoa bí đỏ tươi rói

Thì là, hành lá, tiêu, muối tinh, bột nêm

1 tô nước dùng từ xương cá

Bước 1: Cá thát lát nhồi cùng thì là, hành lá bột nêm và tiêu. Hoa bí được cắt nhuỵ và rửa sạch, nhớ “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”

Bước 3: Lấy nước dùng từ xương cá xay ( đã lọc hết cặn ) đem lên đun và nêm cho vừa, khi nước sôi thì cho hoa vào đun thêm vài phút cho cá chín, không được dùng đũa đảo vì như thế sẽ làm nát hoa .

2. Canh chua chả cá thát lát

Chuẩn bị nguyên liệu nấu canh chua chả cá thát lát:

– Cà chua: 2 trái

– Thơm: 300g

– Me chín: 50g

– Giá đỗ: 100g

– Dọc mùng: 2 nhánh vừa

– Măng chua: 100g;

– Hành lá, ngò rí, rau ngổ: 100g;

– Hành khô, tỏi: 30g;

– Ớt sừng: 3 trái;

– Gia vị: Muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, ớt bột, dầu ăn

Bước 1: Sơ chế rau củ quả

– Hành khô, tỏi: Bóc vỏ rửa sạch rồi mang băm nhuyễn, để riêng từng thứ

– Chả cá thát lát: Bạn trộn thêm ½ thìa hạt nêm, ½ thìa tiêu, 1 thìa dầu ăn, quết nhiều lần cho chả cá ngấm gia vị, mịn hơn và dai ngon hơn. Vo chả cá thành từng viên tròn vừa ăn sau đó mang đi chiên chín vàng đều hai mặt chả cá, khi chả cá chín, cho ra đĩa có giấy thấm dầu

– Ớt sừng: rửa sạch, bỏ cuống, thái lát mỏng

– Giá đỗ: Nhặt rễ, rửa sạch

– Dọc mùng: Tước vỏ, thái lát mỏng, vừa thái vừa ngâm dọc mùng vào thau nước có pha chút muối để dọc mùng không bị đen, sau đó vớt ra rổ, vắt kỹ nước

– Me chín: Ngâm với nước sôi, lọc lấy nước, bỏ bã

– Hành lá, ngò rí, rau ngổ: Nhặt và rửa sạch, phần hành lá, rau ngổ thái mịn, ngò rí cắt khúc dài 3cm.

– Thơm: Gọt vỏ, rửa sạch, bỏ lõi rồi mang băm nhuyễn

– Măng chua: Rửa sạch, vắt kỹ nước

– Cà chua: rửa sạch, bỏ cuống, thái hình miếng cau

Bước 2: Sơ chế chả cá thát lát

– Chả cá thác lác sau khi mua về chúng ta cần trộn thêm một số gia vị như: ½ muỗng nhỏ hạt nêm, ½ muỗng nhỏ bột tiêu, 1 muỗng cà phê dầu ăn, trộn thật đều tay để giúp cho chả cá thấm đều gia vị.

– Sau đó ta ngắt từng miếng bột nhỏ vo lại thành những viên chả cá có hình tròn vừa phải, rồi thả vào chảo dầu đã chuẩn bị sẵn chiên tới khi chúng chín đều có màu vàng đẹp mắt thì vớt ra đĩa để riêng.

– Đối với cách làm canh chua chả cá thác lác nếu chúng ta muốn yên tâm hơn thì có thể mua cá thác lác tươi sống về tự xay nhuyễn để làm chả sẽ đảm bảo vệ sinh thực phẩm hơn.

Bước 3: Tiến hành nấu thôi nào!

– Bắc một cái chảo đáy sâu lên bếp đổ khoảng 3 muỗng dầu ăn vào rồi múc 1 muỗng hành, tỏi băm nhỏ, một ít ớt bột vào phi, tiếp đó ta đổ hết phần thơm băm nhỏ vào xào cùng, nhớ đảo nhẹ tay sau đó ta đổ thêm một ít nước lọc sao cho vừa đủ nấu canh rồi chỉnh lửa to để nước nhanh sôi.

– Khi nước trong chảo sôi mạnh, nếu thấy các bọt nổi trên mặt nước ta phải dùng muỗng hớt bỏ, rồi trút dĩa cá thát lát vừa chiên cùng với cà chua, măng chua, bạc hà, giá đỗ, nước cốt me , một nửa số ớt xắt lát mỏng vào đun.

– Sau đó ta nêm thêm các loại gia vị như: 1/2 muỗng cafe muối, 1,5 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng nhỏ bột ngọt, ¼ muỗng đường cát rồi nếm thử một lần sao cho hợp vị nha.

– Tiếp tục nấu cho nước sôi lại thì ta để thêm khoảng 2 phút, khi nào trông thấy canh đã chín thì ta tắt bếp, đổ hành lá, rau ngổ thái nhuyễn và rắc một chút tiêu bột vào để tăng thêm hương vị của món canh này.

Bước 4: Bước cuối cùng

– Múc canh ra tô cho thêm một ít hành, ngò và vài lát ớt để tạo thêm vị cay ngon kích thích vị giác, rồi mời cả nhà cùng thưởng thức.

Những Món Ăn Ngon Và Lành Từ Thịt Lợn Cho Tết

Thịt lợn xào ngũ sắc: Là món ngon được kết hợp giữa nguyên liệu chính là thịt nạc lợn và các loại rau củ quả tạo nên 5 màu sắc vô cùng hấp dẫn và ý nghĩa cho mâm cỗ Tết: màu đỏ của cà chua; màu vàng phú quý của ớt chuông vàng; màu xanh tươi tốt của súp lơ, hành lá… Thịt lợn là loại thực phẩm phổ biến để chế biến các món ăn ngon và lành dịp Tết Nguyên đán. Cách làm món…

Thịt lợn xào ngũ sắc: Là món ngon được kết hợp giữa nguyên liệu chính là thịt nạc lợn và các loại rau củ quả tạo nên 5 màu sắc vô cùng hấp dẫn và ý nghĩa cho mâm cỗ Tết: màu đỏ của cà chua; màu vàng phú quý của ớt chuông vàng; màu xanh tươi tốt của súp lơ, hành lá…

Thịt lợn là loại thực phẩm phổ biến để chế biến các món ăn ngon và lành dịp Tết Nguyên đán.

Cách làm món ăn này rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu kể trên và thực hiện các bước cơ bản như các món xào thông thường. Chỉ với 5 phút đảo trên bếp mâm cỗ của bạn đã được điểm thêm 1 món ăn không chỉ sống động mà còn chống ngán.

Gỏi cuốn tôm thịt lợn: Gỏi cuốn tôm thịt lợn là một trong những món ngon từ thịt lợn hợp khẩu vị của hầu hết mọi người và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Món ăn sử dụng thịt ba chỉ nhưng không hề gây cảm giác ngao ngán cho người thưởng thức.

Trong món gỏi cuốn tôm thịt lợn sử dụng rất nhiều nguyên liệu, trong đó có tinh bột từ bún, bánh tráng; chất đạm từ thịt ba chỉ, tôm; vitamin từ các loại rau sống, củ quả… Đặc biệt món ăn này rất dễ tiêu hóa nên bạn sẽ không phải lo đến nguy cơ chướng bụng trong dịp Tết Kỷ Hợi 2023 – 2023 này.

Món gỏi cuốn tôm thịt lợn là một trong những món ăn ngon, chống ngán dịp Tết Nguyên đán.

Bánh tráng cuốn thịt lợn: Bánh tráng cuốn thịt lợn hay bánh tráng cuốn thịt heo theo cách gọi của miền Nam – cũng là một món ăn chống ngán Tết rất tốt. Cách chuẩn bị và thực hiện tương tự như món gỏi cuốn tôm thịt nhưng không có tôm, và thay vì bún trong gỏi cuốn tôm thịt thì bánh tráng cuốn thịt heo sử dụng bánh phở cũng đảm bảo tinh bột trong món ăn này.

Cà chua nhồi thịt lợn: Cà chua là thực phẩm rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C có tính chua nên khi kết hợp với thịt lợn sẽ giảm bớt cảm giác ngao ngán do lượng chất đạm và chất béo có trong thịt lợn.

Thịt lợn cuốn nấm: Nấm là thực phẩm lành mạnh bậc nhất, vừa cung cấp vitamin, chất đạm thực vật tốt lại tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là trong những ngày Tết Kỷ Hợi này. Giống như món thịt bò cuốn nấm, bạn hãy biến tấu 1 chút với thịt nạc lợn cuốn nấm cũng rất thú vị.

Bắp cải cuộn thịt lợn: Bắp cải có vị thanh, tính ngọt, kết hợp với thịt lợn tạo nên một món ăn vị ngọt thanh tự nhiên, thậm chí bạn không cần phải thêm vào mì chính hay hạt nêm nữa. Bạn có thể biến tấu phần nhân bên trong với thịt lợn – mộc nhĩ – nấm hương – hành hoa, dùng lá bắp cải cuốn lại rồi hấp hoặc sốt cà chua đều mang lại hiệu quả chống ngán cho mâm cỗ Tết.

Ớt sừng nhồi thịt lợn: Ớt sừng nhồi thịt lợn là tên gọi của miền Bắc, ớt sừng nhồi thịt heo là cách gọi của miền Nam. Món ăn này tuy không phổ biến bởi vị cay không thích hợp cho tất cả mọi người, nhưng với những người nghiền ăn cay thì đây quả là một món khoái khẩu từ thịt lợn, nhất là vào dịp Tết tiết trời se lạnh.

Nem chạo Nam Định: Món nem chạo Nam Định chắc hẳn là món ăn nổi tiếng mà ai cũng biết bởi vị chua thanh đặc biệt của bì lợn và thịt lợn muối cùng với thính – tinh túy từ bột gạo rang vàng. Món ăn này được lên men sống tự nhiên nên nếu bạn chú ý chế biến sạch sẽ, kĩ lưỡng trong suốt quá trình làm thì nem chạo Nam Định không chỉ đơn thuần là món ngon từ thịt lợn mà vi sinh vật có lợi trong đó còn hỗ trợ tiêu hóa.

Thịt lợn cuộn rau củ nướng: Thay vì thịt lợn cuốn nấm thì bạn cũng có thể biến tấu thành thịt lợn cuộn rau củ nướng – món ngon từ thịt lợn này chắc chắn sẽ quyến rũ cả những thực khách khó tính nhất bởi không chỉ hương vị thơm ngon mà màu sắc cũng vô cùng bắt mắt, mới lạ.

Khi nướng thịt nạc lợn hay thịt ba chỉ trên than hoa hay chảo chống dính, thịt lợn săn lại tương đối khô, không còn ngán do bị tiết hết mỡ. Tuy nhiên bạn cũng không phải lo thịt khô vì rau củ bên trong sẽ làm miếng thịt mềm hơn, đồng thời tiết chất ngọt tự nhiên rất thanh mát.

Canh mướp đắng nhồi thịt: Canh mướp đắng nhồi thịt hay canh khổ qua nhồi thịt là món ăn dân dã nhưng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh dinh dưỡng từ thịt lợn, mướp đắng có tính mát giúp mát gan thận, giải độc cơ thể, đặc biệt tốt cho những ngày Tết ngập tràn tiệc tùng.

Canh mướp đắng nhồi thịt.

Món mướp đắng nhồi thịt thường được đem hấp hoặc hầm, nhưng khuyên bạn nên chọn món mướp đắng nhồi thịt hầm để dùng thêm nước canh, vắt thêm nửa quả chanh bạn sẽ thấy sự khác biệt thú vị của món ngon từ thịt lợn này!

Thịt lợn mông chiên vàng tẩm mật ong: Bạn chỉ sử dụng phần nạc mông đã luộc chín, thái thành miếng có kích thước vừa ăn, chiên vàng mặt. Sau đó, bạn làm sốt với mật ong, xì dầu, dầu hào rồi cho thịt vào nồi, thêm tỏi băm nhuyễn, đun với lửa nhỏ đến khi nước sốt sánh lại thì tắt bếp.

Thịt lợn mông chiên vàng tẩm mật ong.

Thịt lợn mông sốt nước tương: Bạn rửa sạch thịt heo, cắt thành miếng con chì vừa ăn, xào chín rồi cho ra bát. Sau đó, nước sốt tương được làm theo công thức tỏi băm nhuyễn, 1 muỗng dầu mè, nửa muỗng nước tương, 4 thìa đường, 1 bát nước lọc, 1 thìa nước mắm, đun trên lửa cho sôi rồi đổ thịt vào, đun nhỏ lửa đến khi nước sốt ngấm vào thịt, phần sốt còn lại có độ sánh.

AN PHÚ

Mát Lành Canh Ngó Khoai Nấu Mẻ Không Lo Bị Ngứa

Bạn Trần Thu sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món canh ngó khoai với thịt ba chỉ và đậu phụ đơn giản mà thơm ngon.

Phân loại dải khoai (hay còn gọi là ngó khoai, bồng khoai)

Có nhiều loại dải khoai, nhưng thường gặp nhất là những loại sau: khoai nước đỏ và trắng (dải khoai dài, ngứa. Lớp vỏ bao ngoài màu tím đỏ hoặc xanh); khoai ngọc môn (giống khoai của Thái Lan. Dải khoai mập mạp, ngắn và không ngứa, màu xanh trắng); khoai nước trắng (người Thái Tây Bắc gọi là bon ngọt. Loại này thân khoai màu trắng xanh, giữa tim lá có 1 chấm tròn đen to cỡ đầu ngón tay. Loại này không hề ngứa, dải khoai dài, trắng xanh)…

Dải khoai ngứa đỏ và xanh nhặt vỏ khó, nếu nấu không khéo dễ bị ngứa hoặc nhẹ hơn là lăn tăn ngứa, nhưng thơm và đậm vị hơn;

Dải khoai ngọc môn ưu điểm rõ rệt là không hề ngứa, tước vỏ nhanh, nhưng vị nhạt và không thơm;

Dải khoai trắng (cây bon ngọt) là cực phẩm rồi, vừa không ngứa mà vị đậm đà, nấu lên ngọt thỉu…

2. Cách làm ngó khoai

Làm lúc mới mua về, dải càng tươi cạo vỏ càng dễ và nhanh. Cạo ngược từ gốc đến ngọn dải khoai. Nếu dải hơi se khô thì ngâm trong chậu nước có pha chút muối, để ráo nước rồi nhặt vỏ (cạo vỏ).

Có nhiều người chọn cách rửa sạch, luộc qua rồi tước vỏ rất nhanh. Nhưng cá nhân mình thì thích ngồi cạo vỏ sống hơn. Nhặt sạch vỏ, ngắt khúc tầm 5 – 6cm là đẹp.

Làm sạch, rửa lại, để ráo nước, đun nồi nước sôi bỏ vài hạt muối cho dải khoai vào luộc sơ. Trút ra rửa lại dải khoai dưới vòi nước.

3. Nấu canh ngó khoai với thịt ba chỉ và đậu phụ – Nguyên liệu

2 bó dải khoai đã sơ chế

Thịt ba chỉ 150g thái con chì.

Đậu phụ 1 bìa cắt con chì, rán qua (lúc nấu không bị vỡ, nát)

Mắm tôm 1 thìa canh

Mẻ 2 thìa (hoặc hơn tùy độ ngấu)

Hành lá, rau ngổ thái khúc; hành khô, tỏi đập dập, băm nhỏ

Mắm, muối…

Cách nấu:

Phi thơm hành khô, cho ngó khoai vào xào qua. Nêm chút mắm, muối cho ngấm (chỉ cho ít gia vị vì mắm tôm đã có nhiều muối).

Đổ nước sâm sấp mặt khoai, cho mắm tôm, đun sôi, hạ vừa lửa.

Xào thịt ba chỉ và đậu phụ thái với một chút mắm cho ngấm rồi trút vào nồi dải khoai om tiếp đến khi độ mềm vừa ý.

Lọc mẻ, đun sôi, kiểm tra mặn nhạt và chua theo khẩu vị gia đình.

Cho rau ngổ, hành lá và tỏi băm vào đun sôi rồi tắt bếp.

Lưu ý: