Chế độ ăn uống của bà bầu luôn cần thận trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trước thời gian lâm bồn. Không giống như trước kia, bà bầu phải kiêng khem nhiều thứ để đảm bảo tiêu hóa tốt, không làm sẩy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Trong số đó, ếch (tên tiếng Anh là Frog) là một trong những thực phẩm khiến nhiều người băn khoăn. Loại động vật lưỡng cư này cung cấp rất nhiều món ăn có hương vị tuyệt ngon khiến bà bầu “chảy nước miếng” nhưng ai cũng băn khoăn bà bầu ăn ếch được không. Nếu muốn ăn ếch, bà bầu cần thận trọng điều gì?
BÀ BẦU ĂN ẾCH ĐƯỢC KHÔNG?
Bà bầu có thể ăn thịt ếch nhưng hãy thận trọng
Trong ngành động vật học, ếch được biết đến là động vật có xương sống, cư trú và phát triển ở những nơi ẩm ướt như đồng, ruộng. Từ xa xưa, người Việt trong quá trình làm nông nghiệp đã khám phá ra hương vị thơm ngon của thịt ếch và đưa vào chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Trong thực đơn dinh dưỡng của bà bầu, ếch không phải là món “cấm” nhưng bà bầu không thể tùy tiện ăn được. Vì thế, tương tự câu hỏi bà bầu có được ăn lẩu ếch không thì băn khoăn bà bầu ăn lẩu ếch có sao không, bà bầu ăn thịt ếch có được không cũng có câu trả lời tương tự. Bà bầu có thể ăn những món từ ếch nhưng cần làm sạch thật kỹ.
Lý do là: Là loài động vật da mềm, ẩm ướt nên trên ếch dễ có sự kí sinh của giun đầu gai (còn gọi là sabs spirometra mansoni) – một loại côn trùng mà giai đoạn ấu trùng của chúng có thể gây ra nguy hiểm cho mẹ bầu. Nếu thâm nhập vào cơ thể mẹ bầu, loại ấu trùng sẽ phát triển rất nhanh, chẳng mấy chốc sẽ “tiếp cận” với thai nhi. Từ đó, chúng có thể gây ra tình trạng thai lưu (thai chết lưu).
Do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn các loại thịt ếch đã được làm sạch, sơ chế, chế biến kĩ càng.
Bà bầu có được ăn lẩu ếch không? Ăn da ếch có tốt không?
Như đã nêu trên, loại ấu trùng gây hại cho cơ thể bà bầu và trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi (sabs spirometra mansoni) kí sinh trên da các động vật thân mềm nên bà bầu không nên ăn da ếch. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu dù da ếch là một trong những bộ phận tốt cho sức khỏe.
Đồng nghĩa với điều đó, bà bầu cũng cần hạn chế (thậm chí bỏ qua) món lẩu ếch nóng hổi, hấp dẫn. Vì khi thưởng thức món ăn này, bạn sẽ sử dụng thịt ếch đã làm sạch để nhúng vào nước dùng cho chín. Điều đó có thể khiến bạn bị mắc ấu trùng bất cứ lúc nào.
Vì thế, mẹ bầu thường được khuyên rằng: Thời gian mang thai các mẹ chỉ nên ăn những món ăn chín đã được chế biến từ loại động vật lưỡng cư này. Đây là lựa chọn thông minh nhất, an toàn nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Bà bầu ăn thịt ếch có tốt không?
Ăn ếch có tác dụng gì với bà bầu hay bà bầu ăn thịt ếch có tốt không cũng là một vấn đề thường xuyên được quan tâm. Ăn ếch đúng cách, đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm trong các món ăn chế biến từ loại thực phẩm này, bà bầu sẽ nhận được những lợi ích sau đây:
Bổ sung cho cơ thể hàng loạt các dưỡng chất thiết yếu gồm: Canxi, protein, kali, phốt pho, sắt và các loại vitamin A, B, E, D,… Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, 1 chiếc đùi ếch có chữa khoảng 16g protein, 73g calories, giúp bà bầu bổ sung năng lượng và chất nạc vào cơ thể.
Ngoài ra, thịt ếch còn có một số công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe, rất phù hợp với bà bầu như:
+ Thanh nhiệt, làm mát, giúp bà bầu bớt cảm giác nóng bức, khó chịu khi mang thai.
+ Thịt ếch có vị ngọt, tính hàn, không độc, dễ tiêu, phòng chứng đầy hơi, chướng bụng ở bà bầu.
+ Thịt ếch giúp bồi bổ cơ thể, an thai hiệu quả.
BÀ BẦU SAU SINH CÓ NÊN ĂN THỊT ẾCH KHÔNG?
Bà bầu sau sinh được khuyên nên ăn thịt ếch. Sau sinh, cơ thể chị em mất sức khá nhiều, sức đề kháng yếu nên các món ăn từ ếch có tác dụng bồi dưỡng, hồi phục sức khỏe nhanh chóng cho phụ nữ. Đồng thời, đây cũng là cách để bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng cho chị em.
Cũng như thời gian mang bầu, chị em bỉm sữa khi ăn ếch cần ăn ếch đã được sơ chế, chế biến chín hẳn. Nếu cho trẻ con ăn ếch, bố mẹ cũng cần lưu ý đến vấn đề này để trẻ không bị nhiễm giun sán gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, phòng tránh tình trạng biếng ăn, còi cọc.
Một số lưu ý khi làm ếch:
+ Làm sạch ruột ếch.
+ Loại bỏ hết gân cơ, mạch máu trên đùi ếch (vì chúng có thể là trùng sán rất khó nhận ra).
+ Nấu chín kĩ ếch để triệt tiêu giun sán xâm nhập và kí sinh trong đường ruột.
Một số món ăn bổ dưỡng từ thịt ếch:
Thịt ếch xào hành tây (Bồi bổ cho người ốm yếu).
Cháo ếch cho sa nhân (Thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt trong những ngày hè).
Thịt ếch xào cùng nấm rơm và thịt chim sẻ (Giúp bồi bồi tạng thận)
Thịt ếch hầm bí đỏ (Cải thiện gan thận âm hư, rất thích hợp cho người bị đái tháo đường).
Có thể nhận thấy, thịt ếch không chỉ rất bổ dưỡng mà còn là món ăn có tác dụng chữa bệnh, được các thầy thuốc Đông y tin dùng từ hàng thế kỉ nay.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN THỊT ẾCH
Những nguy hại do thịt ếch gây ra
Theo ThS. BS Lê Thị Tuyết Phương, Bệnh viện Nhân dân 115, trong thịt ếch có thể chứa giun đầu gai. Loại ấu trùng này đi vào dạ dày sẽ chui qua vách dạ dày, di chuyển khắp cơ thể. Đi đến đâu chúng tiết dịch gây viêm đến đó, khiến người bệnh bị đau, có các cục u và có thể chui vào mắt, ổ bụng, phổi, gan,… Vì thế, chuyên gia cảnh báo rằng việc ăn ếch không đảm bảo có hể gây xuất huyết, mù mắt vô cùng nguy hiểm.
Đồng thời, việc ăn ếch đồng hiện nay cũng rất nguy hiểm vì hiện nay người nông dân thường phun thuốc trừ sâu diệt cỏ, trừ sâu cho lúa, rau, củ quả,… Vì thế, ăn ếch bị nhiễm các loại thuocs sâu có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, về lâu dài có thể gây ra bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm.
Bà bầu ăn thịt ếch như thế nào để bổ dưỡng nhất
Để tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng có trong thịt ếch, bà bầu nên lưu ý:
– Lựa chọn ếch lớn, tươi, có nguồn gốc rõ ràng để nấu nướng.
– Sơ chế thật kỹ thịt ếch theo những hướng dẫn nêu trên để loại bỏ giun sán, ấu trùng khỏi da, thịt ếch.
– Ăn ếch đã được nấu chín, ưu tiên các món hầm, xào thay vì ăn ếch chiến rán hoặc ăn lẩu.
– Một số món ăn từ ếch có thể gây “nghiện” nhưng mẹ bầu nên hạn chế như: Ếch xào măng, lẩu ếch măng cay, ếch xào sa tế, ếch rang muối,… Bà bầu có thể bị đầy hơi, đau bụng nếu ăn quá nhiều những món này. Từ đó, thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng không tốt.
Chúc mẹ bầu luôn mạnh khỏe!