Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
Ngoài ra, thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci. So với các loại như hến, tôm đồng, cua đồng, thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Vì thế, thịt lươn luôn được chọn lựa là thức ăn bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ.
1. Cách làm lươn chiên giòn sốt tiêu xanh
Lươn với giá trị dinh dưỡng cao sẽ là lựa chọn tuyệt vời để bạn bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ. Ngoài ra, khi kết hợp với tiêu xanh tạo nên vị cay nhẹ, thơm thơm rất ngon.
Nguyên liệu làm lươn chiên giòn sốt tiêu xanhCách làm lươn chiên giòn sốt tiêu xanh
Lươn làm sạch, rửa bằng giấm và nước ấm. Lọc bỏ phần xương sống, xắt khúc vừa ăn, ướp với 1/3 muỗng cà phê têu, 1/2 muỗng cà phê hành tím băm và 1/2 muỗng cà phê tỏi băm trong 10 phút.
Sả rửa sạch, băm nhuyễn. Đun nóng 100ml dầu ăn. Phủ đều lươn đã ướp với bột. rồi cho lươn vào chiên vàng giòn thì vớt ra.
Phi thơm sả băm, lượng hành tím và tỏi băm còn lại với 10ml dầu ăn.
Tiếp theo, cho vào 150ml nước dừa, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê dầu hào, 1/2 muỗng cà phê tương ớt.
Cuối cùng, cho 30g hạt tiêu xanh vào. Hòa 1/2 muỗng cà phê bột bắp với 1 muỗng canh nước lọc rồi cho vào cùng, khuấy đến khi hỗn hợp sệt thì tắt bếp.
Cho sốt mayonnaise lên đĩa, bày trí thịt lươn lên rồi thưởng thức.
2. Cách làm cơm lươn kiểu Nhật
Nguyên liệu làm làm cơm lươn kiểu nhật
Lươn 1 con
Nước tương 1 muỗng canh
Rượu Mirin 1 muỗng canh
Rượu Sake 3 muỗng canh
Đường trắng 1 muỗng canh
Cơm 3 chén
Cách làm làm cơm lươn kiểu nhật
Lươn cắt lất thịt, bỏ xương, rửa sạch lại với giấm và muối cho hết nhớt, bỏ đầu, cắt khúc vừa ăn.
Trộn đều 1 muỗng canh rượu mirin với 1 muỗng canh đường và 1 muỗng canh nước tương.
Trộn hỗn hợp trên với 3 muỗng canh rượu sake rồi cho vào nồi, đun liu riu trong khoảng 15-20 phút.
Phết đều dầu ăn lên thịt lươn, cho vào khay có lót sẵn giấy bạc. Đem nướng ở 200 độ C trong 7 phút.
Sau đó, phết đều sốt đã đun lên thịt lươn rồi nướng tiếp khoảng 1 phút là được.
Rưới nước sốt lên cơm, đặt thịt lươn đã nướng lên trên rồi rưới thêm nước sốt cho vừa ăn là có thể thưởng thức.
3. Cách làm lươn om chuối
Nguyên liệu làm lươn om chuốiCách làm lươn om chuối
Lươn làm sạch, lọc bỏ xương, cắt khúc khoảng 2-3 cm. Lá lốt và tía tô rửa sạch, cắt sợi 1/2 lá lốt và tía tô.
Còn 1/2 số lá lốt để cuốn. Lấy 1/2 số lá lốt trộn đều với thịt heo bằm và hạt nêm, tiêu.
Hành lá rửa sạch, chần qua nước sôi cho mềm. Dùng lươn đã cắt khúc để cuộn một chút thịt băm, ngoài cùng gói bằng lá lốt và cột lại bằng lá hành cho chặt.
Làm nóng chút dầu trong chảo, cho chả lươn vào chiên sơ qua. Vớt ra để riêng.
Đậu hũ non cắt miếng quân cờ. Sau đó cho dầu ăn vào chảo, chiên vàng đều.
Chuối chát tước bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, chẻ chuối làm 4 phần, cắt khúc vừa ăn.
Sau khi cắt chuối ngâm qua nước có pha chút giấm cho khỏi thâm. Sau đó chuối đã cắt khúc cho vào luộc sơ.
Xương lươn cho vào nồi nước sôi, đun lấy nước ngọt. Dùng nước này để làm nước om lươn.
Sau khi đun kỹ, vớt bỏ xương lươn, cho mẻ vào nồi nước và nêm nước mắm, muối, đường. Nếu ăn được mắm tôm có thể cho thêm 1 thìa mắm tôm vào món ăn sẽ rất đậm đà.
Cuối cùng cho chả lươn, đậu hũ chiên cùng chuối đã luộc vào nồi nước lươn, đậy vung om khoảng 30 phút là được.
Lươn om chuối đã mềm, rắc hết chỗ lá lốt vào cùng tía tô, tắt bếp rồi lấy ra dùng nóng.
4. Cách làm miến lươn giòn tan
Tô miến lươn với vị thơm, vị thanh là lạ của nước dùng, cọng miến dai mềm, lươn chiên giòn tan là một gợi ý không tồi vào bữa sáng, để bạn có đủ năng lượng cho một ngày làm việc thật hiệu quả.
Nguyên liệu
Lươn 250 gr
Miến 50 gr
Giá đỗ 100 gr
Hành tím 25 gr
Gừng 1 củ
Hành lá 1/2 cây
Rau răm 10 gr
Bột mì 2 muỗng canh
Nước mắm 1 muỗng canh
Hạt nêm 1/2 muỗng cà phê
Dầu ăn 50 ml
Thêm 1 ít: Muối, giấm.
Cách làm miến lươn giòn tan
Chuẩn bị các nguyên liệu. Giá đỗ rửa sạch, để ráo. Hành tím bóc vỏ, cắt lát mỏng. Bớt lại vài củ, đem nướng thơm. Gừng cắt riêng vài miếng, còn lại cũng đem nướng thơm, rửa sạch.
Hành răm nhặt rửa sạch, cắt nhỏ. Miến ngâm nở, cắt ngắn vừa ăn. Thả một ít vôi bột hoặc nắm muối vào lươn, đậy kín, lươn xót sẽ quẫy nhiều và ra nhớt.
Đợi lươn chết xả nước rồi bóp lươn với giấm ăn, dội thêm chút nước nóng già (không dùng nước sôi) là lươn sẽ hết sạch nhớt. Xả sạch rồi cho lươn vào luộc chín.
Vớt lươn ra cho nguội, gỡ lấy thịt, ướp với 1 muỗng canh nước mắm để lươn có vị đậm đà. Áo một lớp bột mì vào phần thịt lươn vừa gỡ.
Phần xương lươn đem xay nhuyễn cùng vài lát gừng để khử tanh rồi lọc qua rây. Cho gừng và hành tím nướng vào đun cùng để nước dùng được thơm. Mục đích áo một lớp bột mì vào phần thịt lươn vừa gỡ để lươn khi chiên nhanh giòn, đỡ bị hao và không bị nổ.
Chỗ hành tím cắt mỏng đem phi vàng, giòn rồi vớt ra cho ráo dầu. Dùng chính phần dầu vừa phi hành để chiên lươn. Dầu thật nóng thả từ từ thả lươn vào chiên với lửa vừa đến khi lươn vàng giòn. Nên chiên lươn trong nồi hoặc chảo nhỏ sâu lòng để tiết kiệm dầu. Trong quá trình chiên nên đậy hé vung đề phòng da lươn nổ gây bỏng.
Chần miến trong 1 nồi nước sôi, vớt miến ra xóc cho ráo nước. Gắp miến vào tô, thêm hành răm và giá lên trên rồi chan nước dùng đang sôi. Hành phi và lươn sẽ được cho vào bát sau cùng.
5. Công thức làm món lươn xào lăn ngon tuyệt
Lươn xào lăn là món ăn chế biến khá đơn giản, ngon miệng và được nhiều người yêu thích. Thịt lươn ngọt thanh kết hợp cùng với 1 chút cay cay và thơm thơm của sả ớt cùng vì bùi bùi của đậu phộng tạo nên hương vị vô cùng hấp dẫn khiến các thực khách nếm thử lần đầu cũng khó có thể quên được hương vị của nó.
Nguyên liệu
Thịt lươn: 200g
Dừa khô nạo: 400g
Hành tây: 1 củ
Đậu phộng rang: 50g
Bún tàu, nấm mèo
Ớt hiểm, ớt sừng, sả
Rau om, ngò gai
Hành tỏi băm
Muối, tiêu, đường, bột cà ri
Dầu ăn, dầu điều
Giấm gạo lên men
Hạt nêm
Hướng dẫn chế biến
– Lươn rửa thật sạch cùng với dấm gạo. Sau đó, cắt bỏ đầu ruột và thái khúc dài khoảng 3 cm.
– Cho 1 muỗng bột cà rui vào bát hòa tan cùng với 1 muôi nước
– Sả rửa sạch, đập dập và băm nhỏ
– Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở rồi thái thành 4 miếng nhỏ
– Rau ngò om rửa sạch, cắt khúc. Ngò gai thái nhuyễn
– Bún tàu ngâm nước cho mềm rồi dùng kéo cắt thành từng đoạn dài khoảng 6 cm
– Đậu phộng rang thoa vỏ giã dập. Dừa ép lấy nước cốt
– Cho lươn vào ướp cùng với 1 muỗng nhỏ hạt nêm + 1 thìa đường + 1/2 thìa café muối, 1 chút tiêu bột, 1 thìa nhỏ ớt băm nhuyễn, sả băm cùng nước cà ri đã pha khoảng 15 phút
– Cuối cùng, phi thơm hành tỏi rồi trút lươn vào xào nhỏ lửa, thêm 1 muỗng dầu điều vào xào tới khi lươn gần chín thì cho hành tây, nấm mèo và bún tàu, nước cốt dừa vào đảo đều. Nêm lại gia vị và tắt bếp
6. Cách làm gỏi lươn bắp chuối
Món gỏi lươn bắp chuối tươi ngon, chua chua, giòn giòn vô cùng hấp dẫn với thịt lươn được tẩm ướp gia vị rồi đem chiên giòn trộn với rau và bắp chuối. Chắc chắn cả nhà sẽ thích.
Nguyên liệu làm gỏi lươn bắp chuốiCách làm gỏi lươn bắp chuối
Lươn sát muối, rửa sạch với giấm và nước rồi cho lươn vào nồi chần chín.
Rau kinh giới lấy lá rửa sạch. Ngò rí và giá đỗ rửa sạch. Cắt nhỏ rau kinh giới và ngò rí. Ớt cắt sợi chỉ.
Bắp chuối bóc chỗ vỏ già, cắt nhỏ rồi ngâm ngay vào nước lọc pha với 1 chút phèn chua để không bị thâm.
Lươn chín thì gỡ lấy thịt rồi lăn qua bột năng.
Đun sôi 100ml dầu ăn rồi cho lươn đã lăn bột vào chiên vàng giòn thì vớt ra để ráo dầu.
Trộn đều bắp chuối với lươn, giá đỗ, rau và ớt. Thêm 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, trộn đều lên.
Cho gỏi ra đĩa, bày trí đẹp mắt và thưởng thức.
7. Cách làm lươn om riềng mẻ
Món lươn om riềng mẻ với gia vị cay nồng của ớt hòa quyện trong vị chua nhẹ của mẻ, đậm đà của mắm tôm – là món ăn rất thích hợp cho những ngày mưa phùn rét mướt.
Nguyên liệu làm lươn om riềng mẻCách làm lươn om riềng mẻ
Lươn làm sạch nhớt bằng cách bóp muối và chanh (nếu có tro bếp thì làm lươn sẽ rất sạch). Sau đó 1 nửa số lươn cắt khúc khoảng 5-6cm, 1 nửa lọc lấy thịt, bỏ xương, cũng cắt thành miếng khoảng 5-6cm.
Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng mỏng. Tía tô, lá lốt rửa sạch. Tía tô và một ít lá lốt cắt nhỏ. Hành lá chần sơ để buộc.
1 củ riềng vắt lấy nước cốt và hòa 1/2 muỗng cà phê bột nghệ, 1/2 củ còn lại băm nhỏ. Chuối xanh tước vỏ, cắt lát mỏng, ngâm vào nước hòa chút muối trong khoảng 20 phút cho khỏi thâm, rửa sạch lại, chần qua nước sôi rồi vớt ra.
Ướp lươn cắt khúc và thịt ba chỉ với nữa riềng băm nhỏ, nước riềng nghệ vừa vắt, cơm mẻ, mắm tôm (nên ướp nhạt để khi nấu còn thêm gia vị lần 2).
Nấm mèo ngâm nước cho nở, cắt bỏ rễ và cắt nhỏ. Thịt heo bằm trộn hành tím băm, nấm mèo, tiêu, hạt nêm, trộn đều cho dẻo rồi viên thành từng miếng tương ứng với số miếng lươn đã lọc thịt.
Sau khi viên thịt xong đặt vào giữa bụng lươn, cuốn lá lốt ra ngoài, cuốn thật chặt tay, rồi dùng hành lá buộc lại. Bắc chảo dầu, đem rán cho vàng mặt là được.
Đặt nồi, cho khoảng 3-4 bát con nước, lấy những miếng xương lươn đã lọc lúc nãy, ninh cho ra hết nước ngọt. Đậu hũ cắt miếng nhỏ, rán giòn.
Bắc chảo, làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn, cho lần lượt thịt ba chỉ và lươn vào xào qua cho săn lại.
Xếp chuối xanh vào 1 chiếc nồi khác, lần lượt đến thịt ba chỉ và lươn trên cùng thêm nước ninh xương lươn vào đun đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ, thả các miếng chả lươn đã chiên vàng vào, thêm mắm tôm, mẻ, đường, riềng còn lại 1/2 muỗng cà phê bột nghệ vào om liu riu cho đến khi nước cạn sánh còn 1/2 là được.
Tắt bếp, cho lá tía tô, lá lốt cắt nhỏ và đậu hũ chiên giòn vào, ăn nóng với cơm và bún rất ngon.
8. Cách làm lươn om nấm
Nguyên liệu làm lươn om nấm
Lươn 400 gr
Nấm đùi gà 100 gr
Nấm kim châm 100 gr
Nấm rơm 100 gr
Dầu hào 1 muỗng canh
Dầu mè 1 muỗng canh
Hành tím băm 2 muỗng canh
Dầu ăn 4 muỗng canh
Hạt nêm 1 muỗng cà phê
Nước mắm 1 muỗng canh
Đường trắng 1 muỗng cà phê
Hành lá 100 gr
Thì là 100 gr
Cách làm lươn om nấm
Lươn làm sạch, cắt khúc rồi ướp với dầu hào, dầu mè, hạt nêm cho ngấm gia vị.
Nấm kim châm, nấm rơm, nấm đùi gà cắt khúc. Hành lá, thì là cắt nhỏ.
Phi thơm hành tím băm với dầu ăn, cho lươn vào xào săn lại.
Đổ nước vào ngập lươn om khoảng 15 phút, sau đó cho nấm rơm, nấm kim châm, nấm đùi gà vào nấu thêm 10 phút.
Nêm nước mắm, đường đến khi vừa ăn. Múc ra tô, rắc ít hành lá, thì là vào. Nhanh tay thưởng thức thôi nào!
9. Cách làm lươn cuốn lá lốt
Nguyên liệu làm lươn cuốn lá lốt
Lươn 300 gr
Thịt heo bằm 100 gr
Lá lốt 150 gr
Hành lá 100 gr
Muối 1 muỗng cà phê
Tiêu 1/2 muỗng cà phê
Hạt nêm 1 muỗng cà phê
Nước mắm 1 muỗng cà phê
Dầu ăn 2 muỗng canh
Cách làm lươn cuốn lá lốt
Lá lốt rửa sạch, để ráo nước. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
Lươn lọc bỏ xương, rửa sạch, cắt thành từng miếng to.
Cho thịt heo bằm vào tô cùng hành lá, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, trộn đều, để khoảng 10 phút cho ngấm gia vị.
Trải miếng thịt lươn ra, cho hỗn hợp thịt heo bằm vào, cuộn tròn lại.
Dùng lá lốt, cuộn bên ngoài miếng lươn đã bọc thịt lại. Bạn có thể dùng hành lá cột cố định lại để lá lốt không bị bung ra.
Làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn trong chảo, cho lươn cuộn lá lốt vào, chiên nhỏ lửa khoảng 10 phút.
II – Những món ăn, món nhậu từ lươn ngon đơn giản đãi khách cuối tuần
Bạn sẽ khiến chồng không còn muốn ra quán nữa mà nhậu ngay ở nhà cùng những món bạn tự tay chế biến từ lươn ăn kèm bánh đa nướng giòn.
Nguyên liệu: Lươn, thịt ba chỉ, hành tây, ớt sừng, đậu phộng, hạt nêm, nước mắm, đường, tiêu, dầu ăn, bánh đa, tỏi, hành, rau răm. Lươn làm sạch, bỏ xương, cắt hạt lựu nhỏ. Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt hạt lựu.
Ớt bỏ hạt, cắt hạt lựu. Rau răm cắt nhỏ. Hành tây cắt múi cau. Đậu phộng giã giập. Đun nóng dầu, phi thơm tỏi, ớt, cho hành tây, thịt ba chỉ, lươn vào xào săn, nêm hạt nêm từ thịt Knorr, nước mắm, đường và tiêu. Thịt chín, nếm lại vừa ăn, cho hành phi, đậu phộng, rau răm vào trộn đều, tắt bếp. Cho ra đĩa, dùng kèm bánh đa nướng.
Nguyên liệu: Lươn, chuối xanh, nghệ, mẻ, hành, tía tô, xương sông, lá lốt, bánh đa. Lươn bóp với hỗn hợp muối, dấm cho tiết sạch nhớt, mổ bỏ ruột, cắt khúc vừa ăn.
Chuối xanh tước vỏ, thái miếng ngâm vào nước pha dấm cho ra nhựa và không bị thâm. Rán vàng đậu phụ trước rồi rán đến chuối. Thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn, ướp gia vị. Nghệ mẻ giã nhỏ lọc lấy nước, hành tía tô, xương sông lá lốt thái chỉ.
Bắc chảo lên bếp, láng dầu ăn, cho thịt vào đảo săn. Thịt chín cho lươn, đậu, chuối, nước nghệ mẻ vào xào cùng. Lươn rất nhanh chín, vì vậy không nên đảo quá nhiều và lâu dễ làm miếng lươn vị vỡ nát, cuối cùng rắc hành tía tô, xương sông lá lốt vào đảo đều rồi tắt bếp, dùng nóng ăn với bánh đa tuyệt ngon.
Nguyên liệu: Lươn, hành, bánh đa, sả, ớt, ngò gai, gia vị. Lươn làm sạch nhớt, lọc bỏ xương, băm nhuyễn thịt, ướp gia vị: muối, tiêu, đường cùng một ít ngũ vị hương.
Phi vàng hành, cho hỗn hợp sả, ớt, lươn băm vào trộn chung với nhau. Lươn chín được múc ra đĩa, cho lên một ít lạc cùng ngò om, ngò gai thái nhỏ. Ăn món này không thể thiếu những cái bánh đa nướng giòn, thơm ngon.
Nguyên liệu: Lươn, sả, ớt. lá lốt, ngũ vị hương, hành, tỏi, gừng, bột nghệ, hạt nêm, dầu hào, gia vị. Cho lươn vào một cái túi bóng, một tay túm chặt miệng túi chỉ để hở một lỗ nhỏ.
Ướp lươn với 1 gói ngũ vị hương, một ít sả, hành, gừng, tỏi băm nhỏ và một ít bột nghệ, dầu hào, hạt nêm, gia vị. Sả và ớt đã bỏ hạt đem thái vát. Cho sả, ớt và hành, gừng, tỏi băm nhỏ vào chảo đã được làm nóng cùng một ít dầu ăn, phi thơm.
Chút lươn vào xào qua rồi cho một chút xíu nước vừa được đun sôi vào. Thi thoảng lại đảo đều cho đến khi lươn chín và nước cạn hết thì rắc lá lốt thái nhỏ vào. Món này ăn kèm bánh đa nướng thì không còn gì tuyệt vời hơn.
III – Cách nấu các món lươn xứ Nghệ đơn giản dễ làm
Những món ngon từ lươn như om chuối đậu, lươn xúc bánh đa hay miến lươn từ lâu đã được nhiều du khách biến đến và thưởng thức mỗi khi đến xứ Nghệ.
Món ăn là sự pha trộn của nhiều hương vị thơm ngon như sả, ớt, ngò gai, ngò om.
Nếu như về xứ Nghệ, bạn không thưởng thức các món ăn từ lươn thì quả thật là một thiếu xót bởi từ lâu món ăn từ lươn đã nổi danh ở vùng đất này. Lươn xúc bánh đa quả là một món ăn dân dã mà lạ miệng, chỉ cần vài lát bánh đa được dọn kèm cùng một đĩa lươn băm với chút sả, ớt, rau ngò om (rau ngổ) nhưng đã đủ níu chân thực khách.
Những con lươn khi bắt về được làm sạch nhớt, lóc bỏ xương rồi băm nhuyễn cùng với thịt, ướp một số loại gia vị như muối, tiêu, đường… rồi đem lên xào chín cho ngấm gia vị. Sau đó hỗn hợp này được trộn lẫn cùng với ớt, sả đã băm nhỏ, múc lên đĩa rồi rắc thêm một chút lạc, rau ngò om, ngò gai (mùi tàu) thái nhỏ. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận sự giòn rụm của bánh đa quyện lẫn vị ngọt thơm của thịt lươn, chút thơm thơm của sả, chút cay của ớt, ăn rất thú vị.
Đây là món ăn đặc trưng của người dân xứ Nghệ và bất kỳ người con nào mảnh đất này khi đi xa đều nhớ. Những con lươn to, béo tròn vàng óng được bắt lên, làm sạch nhớt rồi mổ bụng cắt khúc dài bằng nửa ngón tay, ướp cùng một số loại gia vị và hành, ớt, tiêu, đặc biệt không thể thiếu được bột nghệ để món ăn có màu vàng ươm, bắt mắt.
Thực khách sẽ bị đốn tim bởi món lươn om chuối đậu ở xứ Nghệ. Chuối xanh được gọt vỏ, cắt khúc rồi ngâm qua với nước muối, chanh cho hết vị chát và không bị thâm. Riềng, nghệ tươi giã nát, trộn mắm tôm vào cùng, lọc lấy nước bỏ bã rồi ướp cùng với chuối.
Sau khi xào qua lươn cho thấm gia vị, người ta cho lươn vào hỗn hợp hành, tỏi, sả, chuối đã được phi thơm rồi đổ nước dừa vào, cho thêm chút giấm, rượu và nước riềng rồi đun liu riu trên bếp. Đến khi chuối xanh và lươn chín mềm, sóng sánh màu nghệ thì tắt bếp cho tía tô, lá lốt, lá nghệ đã thái nhỏ vào cho dậy mùi. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận thịt lươn dai mềm, thơm ngọt, có hương vị đặc trưng riêng.
Khác so với cháo lươn ở các vùng miền khác, cháo lươn Nghệ An được nấu nguyên hạt gạo, hầm đến khi chín nhừ, tự nhuyễn ra chứ không phải gạo xay. Lươn sau khi rửa sạch thì đem luộc vừa chín rồi gỡ bỏ xương, xào trên chảo có phi hành tăm cho dậy mùi.
Người Nghệ An thích dùng bột nghệ nên trong cháo sẽ có màu vàng hay sốt màu đỏ của hạt điều. Cháo lươn thơm nồng, ấm bụng là món ăn tuyệt vời mà bạn nhất định phải thử khi đến vùng đất này.
Miến lươn là món ăn khá phổ biến gồm miến lươn xào hoặc nước. Nước dùng của miến lươn đúng chuẩn phải có nước xương lươn, muối, gừng đập dập cho vào, đun sôi lâu, hớt bọt cho nước trong và ngọt. Sợi miến dai, ăn khi nước dùng mới chan còn nóng, thêm một chút ớt bột sẽ thật tuyệt.
Miến xào được làm chín, mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn, sau cùng mới cho thịt lươn đã xào qua vào trộn đều, trút ra đĩa rắc thêm rau răm, hành tăm, ăn nóng. Miến lươn ở Nghệ An thường là loại lươn mềm, không phải lươn khô như ở miền Bắc, ăn kèm giá đỗ và hành khô phi thơm.
IV- Các món ăn hỗ trợ điều trị bệnh từ thịt lươn
Thịt lươn là một loại thực phẩm bổ dưỡng phổ biến được nhiều người ưa chuộng. Chế biến sử dụng lươn đúng vừa tăng giá trị dinh dưỡng vừa là bài thuốc quý phòng trị bệnh rất hiệu quả.
Ở nước ta, thịt lươn quá quen thuộc từ nông thôn lên thành thị. Lươn được chế biến đến vài chục món ăn ngon, bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Lươn giàu prodid, lipid. Thịt lươn còn chứa nhiều vitamin A và khoáng chất (vitamin A, B1,B6, PP, D, sắt, kali, natri, canxi…).
Theo Đông y, lươn vị ngọt tính ấm, vào tỳ can thận. Có tác dụng bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện cân cốt. Dùng cho các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tý; sản hậu băng huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể. Liều dùng hằng ngày 200-500g, cách chế biến cũng rất đa dang như nấu canh, hầm, xào, chiên rán, nướng, kho.
Chữa ra nhiều mồ hôi, sợ lạnh dễ cảm: Dùng bài Lươn cuốn lá lốt: thịt lươn, lá lốt, gừng, hành, mắm, muối, đường, tiêu, ớt gia vị vừa đủ cuốn nướng ăn. Công dụng: ích khí kiện tỳ, cố biểu chỉ hãn.
Chữa đại tiện ra máu, trĩ: Dùng bài Cháo lươn đậu xanh: thịt lươn, gạo mới, đậu xanh, giá đậu, rau đắng, hành ngò gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: bổ trung ích khí thăng dương.
Chữa huyết hư phong thấp nhức mỏi: Dùng bài Lươn om hoa chuối: thịt lươn, hoa chuối, đậu phụ, riềng, mẻ, sả, lá lốt, tía tô, nghệ, tiêu, ớt, mắm, muối gia vị vừa đủ om nhừ ăn. Công dụng: bổ khí sinh huyết, khử hàn thấp.
Chữa do vị hư hàn xuất huyết đại tiện: Dùng bài Lươn kho nghệ: thịt lươn, nghệ, hành khô, củ kiệu, mắm, muối, đường, tiêu, ớt, gia vị vừa đủ kho ăn kèm với rau sống, rau kinh giới, húng quế, rau thơm. Công dụng: kiện tỳ, ôn trung, cầm huyết.
Chữa đau bụng do vị hư hàn: Dùng bài Lươn xào sả ớt: thịt lươn, hành tây, ớt Đà Lạt, sả, ớt, lạc rang, đường, cà ri, hành ngò gia vị vừa đủ xào ăn. Công dụng: ôn trung kiện tỳ, chỉ thống.
Chữa khí hư hạ hãm đi cầu sống phân: Dùng bài Miến lươn: thịt lươn, miến dong, giá đậu, rau ngổ, mùi tàu, gừng, hành tím, mắm muối, tiêu, ớt gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: ích khí kiện tỳ thăng dương…
Viêm mũi dị ứng, gặp lạnh tăng: Dùng bài Miến lươn: thịt lươn, miến dong, giá đậu, rau ngổ, mùi tàu, gừng, hành tím, tiêu, ớt gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: ôn trung, kiện tỳ hóa thấp, giáng hỏa.
Chữa phụ nữ có kinh kéo dài (rong kinh): Dùng bài Miến lươn trộn: thịt lươn, cà rốt, hành tây, nấm mèo, miến dong, rau răm, mùi tàu, hành ngò, gia vị vừa đủ xào trộn ăn. Công dụng: bổ khí huyết điều kinh.
Chữa phế khí hư, ho, khó thở, nhiều mồ hôi: Dùng bài Miến lươn xào: thịt lươn, nấm hương, nấm rơm, thịt ba chỉ, miến dong, rau ngổ, mùi tàu, gừng, hành, tiêu gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: bổ phế khí, bình suyễn, chỉ khái.
Chữa viêm đại tràng, thể tỳ hư hàn: Dùng bài Lươn om lá cách: thịt lươn, lá cách, đậu phụ, nấm hương, lòng mề gà, bún tàu, tiêu, ớt, mắm muối gia vị. Bằng cách quấn lươn tẩm gia vị cho vào thố om nhừ ăn. Công dụng: ôn bổ tỳ, hóa thấp.
Chữa thiếu máu do khí hư không sinh huyết. Dùng bài Lươn bung chuối đậu: thịt lươn, chuối xanh, đậu phụ, thịt ba chỉ, lá lốt, tía tô, nghệ, tiêu, ớt, mắm muối, gia vị vừa đủ nấu bung nhừ ăn. Công dụng: kiện tỳ thận bổ khí huyết.
Chữa lao phổi, ho nhiểu: Bài thuốc: Lươn hầm bối mẫu: lươn 250g, xuyên bối mẫu 15g, bách hợp 30g, bách bộ 15g, ngũ vị tử 4g. Lươn làm sạch, các dược liệu cho túi vải xô cùng nấu với thịt lươn cho chín nhừ, bỏ bã thuốc, cho muối tiêu, gia vị. Chia 1 – 2 lần trong ngày, ăn nóng trong bữa ăn, liên tục đợt 10 ngày.
Chữa gầy yếu sút cân, lạnh tay chân, đại tiểu tiện xuất huyết: Bài thuốc: Tửu đôn mạn ngư: rượu nhạt (hoàng tửu) 500ml, lươn (mạn ngư) 500g. Lươn làm sạch bỏ ruột, cho trong nồi, cho rượu, muối và nước lượng thích hợp. Đun nhỏ lửa cho chín nhừ, ăn với chút tương giấm.
Chữa trẻ bị cam tích: Bài thuốc: Lươn nấu kê nội kim: thịt lươn 50g, kê nội kim 10g, thêm nước, mắm, muối vừa đủ. Nấu chín nhừ. Ngày ăn 1 – 2 lần, ăn trong 5 – 7 ngày.
Kiêng kỵ: người đang bị các bệnh truyền nhiễm do dịch, có biểu hiện hư nhược nên hạn chế. Khi dùng phải nấu chín kỹ do lươn có nhiều ký sinh trùng.