Món Ngon Với Nấm Tràm / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Nấm Tràm Với Đặc Điểm Tác Dụng Và Cách Dùng Nấm Tràm Ngon Bổ Nhất

Nấm tràm là gì? Đặc điểm và tác dụng của nấm tràm. Cách dùng nấm tràm ngon bổ tránh tác dụng phụ. Hình ảnh của nấm tràm. Giá nấm tràm bao nhiêu tiền 1kg?

Nấm tràm là gì?

Nấm tràm là một loài nấm lớn phân bố ở vùng Bắc Mỹ, Đông Bắc Châu Âu. Một số tỉnh thành ở Việt Nam cũng có loại nấm này như: Thừa Thiên-Huế, Phú Quốc, Quảng Bình.

Sỡ dĩ được gọi là “nấm tràm” vì những cây nấm này chỉ mọc trong những rừng tràm âm u. Nấm mọc trên các thảm lá tràm rơi rụng, ẩm ướt. Nấm mọc trên những gốc tràm đã mục ruỗng. Chúng hút lấy nhựa, tinh dầu tràm và đón nhận những cơn mưa đâu mùa rồi sinh sôi mạnh mẽ.

Trước đây, nấm tràm là sản vật độc tôn của riêng Phú Quốc. Tuy nhiên gần đây ở các rừng tràm Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, người dân cũng đã tìm thấy loại nấm này.

Mùa mưa vào khoảng tháng 3,4 bắt đầu cũng là lúc nấm tràm sinh trưởng mạnh mẽ. Những cơn mưa rào chợt đến chợt đi để lại cho cánh rừng các cây nấm mơn mởn, trông rất thích mắt. Cơ chế phát triển của nấm tràm bắt đầu khi cây tràm thay lá mới. Những chiếc lá rụng tụ thành từng thảm, dần dần biến thành lớp mùn màu mỡ. Ẩn dưới lớp mùn ấy là những mầm nấm đang đợi mưa. Sau khi cơn mưa đến, mầm nhỏ trồi lên khỏi mặt đất, thoát ra khỏi lớp vỏ và hình thành những cây nấm. Chúng đua nhau vươn lên, nhanh nở và cũng nhanh tàn úa.

Cứ đến mùa mưa, người dân Phú Quốc lại cùng nhau vào rừng hái nấm. Họ tìm hái đến khi đầy giỏ mới chịu quay về. Việc này quen thuộc và dần trở thành một nét đặc trưng trong đời sống của bà con huyện đảo. Nấm tràm rất nhanh tàn nên việc hái nấm diễn ra thường xuyên đến hết mùa.

Nấm tràm mọc lên rồi chỉ nở rộ trong vòng một tháng, sau đó chúng sẽ lụi tàn. Vì vậy, người dân luôn tranh thủ vào rừng thu hoạch gấp. Nếu muốn thưởng thức loại nấm này, bạn hãy đến vào thời điểm cuối xuân đầu hạ.

Hình ảnh và hương vị của nấm tràm

Nấm tràm được rất nhiều người ưa thích và lựa chọn. Nấm có mùi vị rất đặc biệt mà bạn chắc chắn sẽ không thể quên được nếu đã ăn thử một lần.

Nấm tràm có phần tai nấm cong, cụp xuống như chiếc ô, thân tròn và béo múp. Dựa vào kinh nghiệm người dân thì những “chiếc ô tí hon” lại chính là những cây nấm ngon nhất. Những tai nấm nở to là những cây mọc ở gốc tràm đã quá mục, mùi vị sẽ bị ảnh hưởng.

Mũ nấm có thể rộng 5-15 cm. Lúc còn non, mũ nấm mỏng và lỗ chỗ dạng sương mai nhưng khi nấm trưởng thành thì mũ trở nên mịn hơn. Phía dưới mũ nấm có nhiều bào tử màu hồng.

Cuống nấm dài từ 4-20cm, thân nấm thường cong chứ không thẳng đứng.

Nhiều người cho rằng nấm tràm có màu tím rất huyền bí và bắt mắt. Nhưng trên thực tế tỷ lệ nấm tràm tím chỉ chiếm 10% mà thôi. Loại nấm này chủ yếu có tai màu vàng nhạt hoặc nâu, viền trắng sữa. Phần chóp nấm sẽ luôn có màu đậm hơn rồi phai dần sang xung quanh.

Khi còn non, phần thịt nấm xé ra chế biến có màu trắng hoặc vàng kem. Lột dưới mũ nấm sẽ thấy màu hồng của các tế bào nấm đang sinh trưởng. Nấm tràm đã già hoặc để lâu phần thịt sẽ có màu đỏ đậm, chất dinh dưỡng và vị ngon sẽ giảm đáng kể.

Khác với vị ngọt thông thường của các loại nấm, nấm tràm có vị đắng rất lạ miệng. Ai không quen ăn đắng hoặc những người không biết cách chế biến sẽ không cảm nhận được vị ngon của nấm. Nấm có mùi vị này do chúng ký sinh trên cây tràm có vị đắng.

Cái đắng mà nấm tràm mang lại không phải rặt một vị đắng ngắt như khổ qua. Nó có chút thanh và ngầy ngậy vương trên đầu lưỡi. Càng về sau, chất đắng sẽ càng dịu. Chúng tựa như một hỗn hợp giữa vị muối biển chát đắng, vị ngai ngái của mặt đất sau mưa và tinh dầu tràm trầm ấm. Chắc chắn hương vị đặc trưng của Phú Quốc này sẽ khiến bạn mê mẩn chỉ sau một lần thử.

Công dụng của nấm tràm

Họ nhà nấm vẫn luôn là những thực phẩm nhiều công dụng top đầu. Nấm tràm cũng không ngoại lệ. Hãy điểm qua những lợi ích thần kỳ của chúng với sức khỏe con người:

Nấm rất giàu vitamin như: B1, B2, B3, D,.. và các vi khoáng chất như: sắt, kẽm, axit folic,… Hàm lượng protein trong nấm có thể sánh ngang với các loại thịt động vật mà chỉ số chất béo có hại lại ít hơn rất nhiều.

Do đó thường xuyên ăn nấm sẽ giúp cơ thể bạn bổ sung đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng thiết yếu. Các món nước như: canh, cháo nấm,… là lựa chọn hoàn hảo cho người mới ốm dậy cần phục hồi sức khỏe.

Tinh dầu tràm được rất nhiều người tin dùng để điều trị cảm mạo, ho, sổ mũi, an toàn cho cả bà bầu và trẻ nhỏ.

Chất Eucalyptol trong nấm có đặc tính sát khuẩn nhẹ, tiêu viêm và long đờm hiệu quả.

Nấm tràm chứa hoạt chất α-Terpineol có khả năng ức chế virus cúm.

Nấm có vị đắng, tính ấm giúp ngừa cảm lạnh, tránh gió độc.

Những ngày thời tiết giao mùa, nếu có dấu hiệu ngạt mũi cảm vặt, bát cháo nấm tràm sẽ rất hữu ích. Cháo nấm chính là vị dược tăng hệ miễn dịch và giải cảm tự nhiên.

Nấm tràm chắc chắn là người bạn thân thiết của cánh mày râu. Mỗi dịp lễ Tết, “chén chú chén anh” là điều khó tránh khỏi. Các hợp chất có trong nấm giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm các triệu chứng khó chịu khi say. Nấm cũng là thực phẩm giàu chất xơ, vi khoáng giúp bù nước cho cơ thể rất hiệu quả.

Nấm tràm làm dịu những cơn choáng váng, đau đầu khi say rượu. Hợp chất fructose giúp tiêu hóa rượu nhanh chóng, làm mát gan, kích thích thải độc tố. Vì vậy các chị em nên học cách nấu canh nấm tràm để giải rượu cho đức lang quân.

Nấm tràm giúp phòng chống ung thư

Nấm tràm rất giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các khối u ác tính.

Selenium trong nấm giúp tiêu viêm, thu nhỏ kích thước khối u hiệu quả.

Hợp chất axit folic là mắt xích quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA ngăn không cho các biến thể gen có cơ hội xuất hiện.

Tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư này đã từng được thử nghiệm trên chuột. Người ta cấy dung dịch polysaccharide chiết xuất từ sợi nấm tràm vào phúc mạc của một con chuột bạch đã được tiêm tế bào u ác tính trước đó. Kết quả ghi nhận con chuột này sống sót lâu hơn các cá thể khác không được cấy polysaccharide.

Nấm tràm giúp thanh nhiệt giải độc

Tuy trong nấm có tính ấm nhưng nó không hề nóng mà hoàn toàn ngược lại. Người dân Phú Quốc còn rất thích kết hợp loại nấm này với rau khoai lang, rau tập tàng, lá lốt. Chúng đều là cây rau tính mát giúp giảm triệu chứng nóng trong hiệu quả.

Nấm tràm có công dụng giải độc, kháng viêm đã được kiểm chứng qua thí nghiệm ở chuột. Người ta tiến hành tiêm dịch chiết trên 50 mg/kg dưới da giúp ức chế đáng kể quá trình viêm nhiễm. Dịch nấm tràm dùng đường uống không mang lại kết quả khả quan.

Cách chế biến nấm tràm

Nấm tràm có hương vị đặc biệt, các lợi ích với sức khỏe, là nguồn nguyên liệu hoàn hảo cho các món ăn. Chẳng có lý do gì mà chị em không đưa loại nấm này vào danh sách “thực phẩm vàng” cho gia đình cả.

Phú Quốc là một hòn đảo thiên đường, phong cảnh hữu tình với Bãi Sao, Bãi Dài đẹp ngây ngất lòng người. Suối Tranh, Suối Đá Bàn cũng là địa danh nên thơ không kém. Ngoài rượu sim, nước mắm, bún quậy, hồ tiêu thì cháo nấm tràm cũng là món ăn bạn nhất định phải thử qua.

Một bát cháo nấm nóng hổi nấu cùng với những hải sản tươi ngon chính gốc Phú Quốc sẽ đánh bay những âu lo mệt mỏi trong bạn. Cảm giác sảng khoái dễ chịu lan tỏa đến cả những lỗ chân lông. Nếu không có điều kiện thưởng thức tại đảo, bạn vẫn có thể tự làm cháo nấm tràm tại nhà với công thức cực chuẩn sau:

Nguyên liệu nấu cháo nấm tràm

200g gạo

100g nấm tràm

100g tôm tươi

1 quả trứng gà

Chả cá (nên dùng chả làm từ cá nhồng hoặc cá rựa Phú Quốc)

Hành, ngò, tiêu theo ý thích

Các bước thực hiện nấu cháo nấm tràm

Gạo vo sạch với nước đem nấu với lửa lớn đến khi chín, nở đều. Sau đó, vặn bếp nhỏ lửa tiếp tục ủ cháo thêm 1 tiếng.

Tôm tươi rửa sạch, để ráo, lột bỏ vỏ. Cho thành phẩm vào máy xay nhuyễn. Trong quá trình làm, bạn nhớ cho thêm tiêu, gia vị vào. Nấm tươi rửa sạch, luộc sơ qua một lần nước.

Đập một quả trứng vào bột tôm đã giã trên, trộn đều để hỗn hợp không bị khô. Lấy tay viên tôm thành những nắm nhỏ. Chả cá thái lát hoặc cắt đôi cho tương xứng với kích thước của viên tôm. Cho nấm vào chảo xào thơm với hành tỏi.

Thả viên tôm, chả cá, nấm vào nồi cháo đang ủ theo đúng thứ tự. Chuyển sang chế độ nấu đến khi cháo sôi trở lại.

Những ngày nắng nóng, có chén cháo rắc đầy hành ngò phía trên, thơm nức mùi nấm thì đúng tuyệt ngon. Vị béo ngậy của tôm, dai ngọt của chả cá kết hợp hài hòa với vị thanh đạm có chút đắng nhẹ của nấm. Nhất định thành viên trong gia đình bạn sẽ phải tấm tắc khen ngon.

Tương tự như cháo, canh là món ăn dễ tiêu hóa và rất ngon miệng. Nhưng nếu cháo nấm Phú Quốc được nấu chung với hải sản thì canh nấm lại hợp nhất với thịt gà đồi. Rau khoai lang được kết hợp thêm là nguyên liệu được ưa chuộng nhất để nấu canh.

Nguyên liệu nấu canh nấm tràm

100g nấm tràm tươi

1 mớ rau khoai lang

1 đùi gà hoặc lườn gà khoảng 200g

Rau cần tàu

Hành, ngò, gia vị theo sở thích

Luộc nấm tràm trong nồi nước sôi to. Ngay khi nước vừa reo, vớt nấm ra ngâm qua nước lạnh giúp nấm giòn và ngon hơn.

Rửa sạch đùi gà, lườn gà, chặt nhỏ thành từng miếng vừa ăn. Nên dùng thịt gà đồi hoặc gà ta thả vườn. Vì thịt chúng ngọt đậm và săn chắc hơn. Rau cần tàu cắt sẵn khúc, rau khoai lang rửa sạch.

Bắc lên bếp một nồi nước to. Thả gà đã sơ chế vào trước. Bạn có thể cho thêm vài lát ớt hiểm, nêm nếm tiêu tỏi cho hợp khẩu vị.

Đợi đến khi nước sôi lớn thì cho rau khoai lang vào. Tiếp tục đun đến khi sôi trở lại thì nhanh tay thả nấm tràm vào.

Khi nước sôi lần 3 thì vặn nhỏ lửa và nêm nếm lại gia vị cho phù hợp.

Món canh này nhất định sẽ là điểm nhấn trong mâm cơm của gia đình bạn. Vị béo ngậy của gà, vị đắng thanh đạm của nấm cùng rau khoai lang ngọt bùi cùng lúc ùa vào vị giác. Nhớ thêm một chén nước mắm ngon để chấm thịt gà cho đậm đà, đưa cơm.

Đây là món ăn đặc trưng, thông dụng của người dân Quảng Bình, Quảng Trị. Vùng đất khô cằn gió lào cát trắng này sản sinh ra thứ nấm đắng khắc nghiệt như thời tiết nơi này.

Nguyên liệu cho 3 phần ăn:

Các bước thực hiện nấu nấm tràm xào lá lốt

Nấm gọt vỏ, bỏ chân rồi ngâm với nước muối loãng, để ráo. Thịt nạc thái từng miếng mỏng, ướp với một thìa dầu ăn, hành và tiêu cho ngấm. Lá lốt nhặt bỏ cuống, rửa thật sạch, khi rửa bạn nhớ miết tay làm sạch cả hai mặt lá.

Bắc một chảo lớn lên bếp, cho 1 muỗng nhỏ dầu ăn cùng hành tím đã đập dập băm nhỏ vào phi cho thơm.

Tiếp theo bạn cho thịt nạc vào nhanh tay đảo đều cho thớ thịt ngấm gia vị và săn lại.

Tiếp tục cho nấm vào chảo đảo đều. Đến khi thịt nấm hơi nở ra, ngả màu trắng là nấm đã chín tới. Lúc này, bạn cho lá lốt vào, đảo thêm lần nữa và nhấc chảo ra chỗ khác.

Bày biện nấm tràm xào lá lốt ra đĩa sạch và dùng kèm cơm nóng. Đây là món ăn rất ngậy và đưa cơm và dễ ăn kể cả với trẻ nhỏ. Vị đắng của nấm sẽ được áp chế bởi hương vị của lá lốt.

Chế biến các món ăn với nấm tràm rất dễ dàng nhưng khâu sơ chế lại đòi hỏi sự tinh tế ở người làm bếp. Có những người phải đổ cả món ăn đã kỳ công chuẩn bị đi chỉ vì không biết cách xử lý để giảm độ đắng của nấm. Hoặc có những người rửa, luộc nấm kỹ quá khiến nấm mất hết mùi vị cũng làm giảm độ ngon của chúng. Vì vậy bạn cần nắm rõ những bí kíp sau:

Dùng dao bén gọt sạch chân, chẻ đôi nấm. Nấm đắng ở phần tai nên bạn luôn cần làm sạch phần này.

Rửa sạch nấm với nước có pha ít muối sát trùng, để ráo. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể ngâm nấm với nước muối độ một giờ.

Luộc tráng qua nước sôi, chỉ thả nấm vào nồi nước sôi từ 1 – 2 phút rồi vớt ra ngay. Xả lại nấm với nước lạnh.

Trong quá trình chế biến, trừ các món nấu còn lại bạn luôn cần xào sơ nấm với tỏi.

Nấm tràm khô cần nấm ngâm rửa từ 5 -7 lần để làm sạch cát và bụi bẩn bám dính.

Giá nấm tràm bao nhiêu?

Nấm tràm chỉ có theo mùa vụ và có ở một số vùng nên giá nấm vào từng thời điểm cũng khác nhau. Nếu bạn mua nấm tươi tại Phú Quốc, Huế vào chính vụ thì nấm rất rẻ. Chỉ có giá khoảng 15.000 đồng – 20.000 đồng một cân. Nhưng nếu mua nấm tràm tại những nơi khác giá sẽ khá cao. Bởi chi phí vận chuyển, hao hụt bảo quản nấm.

Nếu bạn mua nấm tươi tại các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng thực phẩm thì nấm có giá khoảng 150.000 đồng – 200.000 đồng/1kg. Tùy thuộc vào từng giai đoạn thu hái nấm mà nấm thành phẩm cũng có giá khác nhau.

Ngoài ra nấm tràm cũng được sấy khô nhiều để sử dụng lâu dài. Giá nấm khô khoảng 500.000 đồng/1kg.

Nếu bạn có cơ hội đến với Huế hay Phú Quốc đừng quên thưởng thức món nấm đặc trưng này. Các món ăn từ loại nấm này có giá không quá đắt chỉ từ 40.000 đồng/1 món.

Nấm tràm bán ở đâu?

Tuyệt vời nhất vẫn là bạn đi du lịch Phú Quốc và mua được nấm chính gốc. Ở thiên đường này, nấm tràm được bày bán khắp nơi từ các cửa hàng lớn đến những sạp lề đường. Đã lác đác có những mô hình cho du khách tự trải nghiệm cảm giác đi hái nấm nếu bạn đến vào đúng mùa mưa.

Huế cũng là một “thánh địa” của nấm tràm. Các tiểu thương thường bán giá đắt hơn, những gia đình buôn bán theo thời vụ và nhỏ lẻ thì giá mềm hơn do họ không phải đóng thuế. Bạn có thể tìm đến ven cầu Bến Ngự hay đường Phan Bội Châu, Phan Đình Phùng sát chợ Bến Ngự để tìm mua nấm tràm.

Nếu không mua tận nơi ở Phù Quốc và Huế, bạn nên chọn mua nấm ở những cơ sở uy tín. Bạn nên cẩn thận để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Món Ngon Từ Nấm Tràm Phú Quốc * Du Lịch Tnbtravel

Nấm mọc từ đâu.

Trên đảo Phú Quốc trồng rất nhiều tràm trong các khu rừng ngập mặn. Đến mùa mưa lá tràm rụng xuống gặp ẩm. Mọc lên những cây nấm li ti có màu tím sẫm, phiá dưới và thân có màu trắng tinh. Nấm tràm không chỉ mọc ở lớp mùn của lá trà. Mà còn mọc trên thân các cây tràm có độ tuổi từ 3 năm trở lên. Nấm tràm đặc trưng chỉ có ở . Người dân trên đảo đã kết hợp hài hòa giữa nấm tràm và các loại hải sản . Để tạo ra các món ăn vừa hấp dẫn vừa bổ dưỡng cho bữa ăn của gia đình.

Nấm tràm có thể nấu với tôm, mực, nấm xào thịt, xào tôm… Rất tốt cho sức khỏe cả gia đình. Đặc biệt, nấm tràm rất tốt đối với những người bị cảm cúm. Nhức đầu, mệt mỏi, thanh nhiệt, giải độc cũng như có tác dụng giã rượu. Nấm tràm có thể chế biến thành nhiều món ngon. Nhanh nhất là xào với thịt, tôm, mực, sò, ốc, món nào cũng thơm ngon hấp dẫn. Cầu kỳ hơn thì xào với bào ngư hay hải sâm, nấm tươi hay khô đều được. Rắc thêm ít tiêu nêm chút nước mắm Phú Quốc thấy chán.

Riêng người dân Phú Quốc lại có món canh độc đáo

Canh nấm tràm nấu với chả cá viên, phải là cá nhồng hay cá rựa. Đem quết chả mới dai và ngọt, vị đắng hòa lẫn với vị ngọt, ngon ngất ngây. Thêm quả trứng vào cho có vị beo béo thì khỏi chê. Đặc sắc nhất vẫn là món cháo nấm tràm – món ngon thanh lọc. Giải nhiệt những ngày hè oi bức. Sự kết hợp từ vị ngọt của tôm, thịt và vị nhân nhẫn của nấm. Tạo nên món cháo nấm tràm không những ngon. Còn dễ tiêu hóa và thích hợp cho tiết hè nóng bức.

Lợi ích khi đi đúng mùa Nấm tràm

Nếu có dịp đi du lịch Phú Quốc vào đúng dịp nấm tràm mọc. Du khách có thể thưởng thức tất cả các hương vị từ các món ăn của nấm tràm. Mỗi món ăn từ nấm, dưới bàn tay tài hoa của người dân Phú Quốc. Đều đem lại cho du khách những cảm nhận khác nhau và cực kì hấp dẫn. Nhưng nếu không du lịch vào mùa nấm mọc.. Bạn cũng đừng buồn vì người dân trên đảo Phú Quốc đã thu hoạch nấm vào mùa mưa. Đem phơi khô nấm tích trữ để có thể sử dụng quanh năm.

Còn gì tuyệt vời hơn sau mỗi buổi đi du lịch khám phá các khu rừng nguyên sinh. Qua suối Tranh, suối Đá Bàn đẹp như trong tranh hay ngắm hoàng hôn trên bãi Sao. Bãi Dài du khách trở về thưởng thức món cháo nấm tràm . Bát canh nấm hải sản cảm nhận vị đắng nồng của nấm hòa. Với vị ngọt của hải sản , ăn mãi không thấy no.

Trải Nghiệm “Săn” Nấm Tràm Sau Mưa Ở Kỳ Anh

Khách ở xa có dịp đến thăm Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vẫn thường nghe người dân nơi đây ca ngợi về món ăn đặc sản chế biến từ nấm tràm. Nhưng ít ai biết được cái nghề hái nấm tràm cũng lắm công phu.

Nấm tràm được người dân ở đây “chớp thời cơ” bởi vòng đời của nó quá ngắn, mưa ít khó mọc, mưa nhiều khó sống. Vì điều đặc biệt đó, chúng tôi quyết băng rừng tìm nấm.

Theo chân chị Nguyễn Thị Thúy (SN 1987, xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh), người đã có kinh nghiệm hái và kinh doanh nấm tràm gần 4 năm nay mới thấm được cái nghề tưởng đơn giản nhưng lắm công phu này.

Trải qua gần 10 km đường rừng sau mưa, vòng vèo qua vài ba chỗ rừng nhưng vẫn chưa tìm ra “manh mối” về nấm tràm, chị Thúy chia sẻ: “Không phải cứ đến chỗ mình thường hái trước đây là hôm sau đi sẽ có. Cái nghề hái nấm này kiểu như chơi trò trốn tìm vậy. Tràm thì nhiều nơi có nhưng không phải rừng tràm nào cũng có nấm. Có khi đi cả buổi trời cũng chưa tìm ra …”.

Nấm tràm ở Kỳ Anh thường xuất hiện nhiều vào tầm tháng 8 dương lịch và chỉ kéo dài trong vòng hơn 1 tháng. Theo như kinh nghiệm của chị Thúy, muốn xác định chỗ có nhiều nấm, điều đầu tiên phải dựa vào thời tiết. Đó là khi trời đang hanh khô, bỗng chuyển mưa liên tục vài ngày đủ thấm ướt vùng đất có cây tràm sinh sống. Đặc biệt, với kiểu thời tiết đêm mưa ngày nắng, là lúc thuận lợi cho những búp nấm tràm đội lớp lá nhô lên.

Nấm tràm mọc nhiều ở những cây tràm lớn, vùng trồng tràm lâu năm, vùng đất ẩm thấp có lớp lá không quá dày. Lá tràm rụng che gần kín mặt đất, chỉ cần cào nhẹ lớp lá sẽ phát hiện những búp nấm đang “nấp” bên dưới. Hiện ở Kỳ Anh chỉ có những vùng tràm ở xã Kỳ Trung, Kỳ Thượng, Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh) là có nhiều nấm.

Từ lúc mới nhú khỏi mặt đất, nấm chỉ sống được 1 – 2 ngày, nên sau đợt mưa là người dân phải tranh thủ đi hái để không phải bỏ lỡ món quà tuyệt vời của thiên nhiên.

Khi phát hiện một cây nấm thì ngồi xuống dùng móc cào lá xung quanh, móc trong các gốc cây gần đó, vì nấm thường mọc gần nhau, có khi là cả vạt. Nấm mọc thành từng chùm, nấm mọc riêng từng cây, nấm nở có, nấm búp có…

Theo chị Thúy, cây nấm tràm xuất hiện cách đây khá lâu nhưng để người ta biết ăn và săn lùng nhiều thì chỉ mới khoảng chừng 4-5 năm nay. Cũng vì thế, cứ tới mùa, nhiều hộ dân đổ xô lên rừng hái nấm, vừa để có thực phẩm tươi ngon vừa kiếm thêm thu nhập.

“Riêng gia đình tôi, cả hai vợ chồng, thêm hai người bà con, cứ đi một ngày khắp các khu vực rừng tràm ở cả thị xã và huyện, cao điểm có khi được 40-50 kg, lúc ít nhất thì cũng gần 30 kg. Mỗi kg nấm tràm được bán với giá 40-45.000 đồng, có ngày kiếm được hơn triệu đồng”, chị Thúy nhẩm tính.

Năm nào cũng vậy, khi những cơn mưa đầu mùa Kỳ Anh bắt đầu nặng hạt, người dân lại đổ xô vào rừng hái nấm tràm. Có người đi hái nấm vì kế sinh nhai nhưng cũng có người đi chỉ vì niềm vui và niềm vui ấy mỗi năm chỉ đến một lần. Theo chị Thúy, tính ra phải có tầm 200 người trên địa bàn đi tìm nấm.

Nhiều người “nghiện” các món ăn từ nấm tràm. Chị Nguyễn Thị Thu Trang (TDP Hưng Lợi, TX Kỳ Anh) chia sẻ: “Như năm ngoái tôi còn chưa ăn được vì thấy nó khá đắng, nhưng ăn quen đâm ra nghiền món này. Có khi mấy ngày liền món nấm tràm đều xuất hiện trên mâm cơm nhà tôi, lúc thì xào, lúc thì nấu canh. Nhiều lúc tới chợ người ta con giành nhau mua về trữ đông vì mùa nấm rất ngắn”.

“Muốn thưởng thức thứ đặc sản này đúng điệu, thì khi nấm hái về phải qua thêm khâu làm sạch hết sức công phu: cạo lớp bẩn quanh thân nấm, cắt bỏ phần chân, sau đó rửa lại nhiều lần cho sạch rồi luộc qua với muối. Xong rồi có thể chế biến ăn ngay hoặc trữ trong tủ mát được cả tuần, nếu muốn để lâu thì cho vào ngăn đông của tủ lạnh”, chị Thúy chia sẻ.

Thu Trang

Các tin đã đưa

Nấm Tuyết Có Bổ Dưỡng Không? Cách Chế Biến Món Ngon Với Nấm Tuyết

Nấm tuyết có bổ dưỡng không? – Bạn có quan tâm đến lợi ích của nấm tuyết với cuộc sống, sức khỏe bản thân không? Nếu quan tâm hãy tham khảo ngay bài viết nhé!

Nấm tuyết có bổ dưỡng không?

1 Nấm tuyết là nấm như thế nào?

Nấm tuyết là loại thảo dược an lành mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nấm tuyết tự nhiên được phát hiện từ cách đây hàng nghìn năm và được sử dụng giống như vị thuốc quý cho các bậc vua chúa ngày xưa.

Nấm tuyết nằm trong danh sách những loại nấm quý hiếm hỗ trợ rất tốt đối với sức khỏe của người bình thường và người bệnh.

Nấm có tên là nấm tuyết vì nó thường mọc hoang dã ở những vùng núi cao hoang dtã những nơi chỉ có một màu trắng của tuyết.

2 Thành phần dinh dưỡng của nấm tuyết

Vitamin: A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12, C, D, Carotene.

Chất dinh dưỡng: protein, chất béo, cacbohydrate.

Khoáng chất: Canxi, Photpho, Kẽm, Đồng,Kali, Natri, Selen, Magne.

Năng lượng: 200 kcal.

Chất xơ: 33,7g.

3 Nấm tuyết có bổ dưỡng không?

25g nấm tuyết, 25g hà thủ ô sống, 40g mè đen. Nấm tuyết và hà thủ ô sắc nước, lọc bỏ bã sau đó cho thêm mè đen đã được rang và tán bột vào dùng.

+ Cách 1: 15g nấm tuyết, 40g đường phèn ( hoặc cho thêm 15g mộc nhĩ). Sắc nước uống, mỗi ngày 1 lần, dùng thường xuyên.

+ Cách 2: 25g nấm tuyết, 15g tổ yến, đường phèn đủ dùng. Ngâm nấm tuyết, tổ yến cho nở to, cho đường phèn vào chưng hoặc hầm cách thủy ăn.

25g nấm tuyết, 25g mộc nhĩ, đường phèn đủ dùng ( hoặc chỉ dùng nấm tuyết và mộc nhĩ ). Nấm tuyết và mộc nhĩ dùng nước rửa sạch ngâm 1 đêm, rửa sạch cho vào nồi chưng 1 tiếng đồng hồ, cho thêm đường phèn. Ăn trước khi đi ngủ.

40g nấm tuyết, 40g rễ cỏ tranh,20g als sơn trà Nhật Bản ( còn gọi là tỳ bà ), 50g đường trắng ( hoặc mật ong ). Lá sơn trà bỏ lông, sắc cùng với nấm tuyết và rễ cỏ tranh, lọc bỏ bã rồi thêm đường ( hoặc mật ong ) uống, sáng, tối mỗi buổi 1 lần.

40g nấm tuyết, 40g bách hợp,25g sa sâm, 15g mạch đông. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần.

Nấm tuyết lượng vừa đủ dùng, 1 quả trứng vịt vỏ xanh ( cho lòng đỏ đậm màu ). Nấu canh ăn.

Vị âm hư suy, khô họng khát nước, ho do phế nhiệt, táo bón

40g nấm tuyết, 50g đường phèn ( có thể thêm 20g hạt đông quỳ ). Hầm nhừ, sáng, tối mỗi buổ 1 lần.

40g nấm tuyết, 75g lá cải thảo, 4g lá trà ( hoặc thêm 15g câu kỷ ). Sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần.

100g nấm tuyết, 100g mộc nhĩ, 100g hoa cúc tươi, 10g hành, 5g gừng, 10g rượu, 2,5g muối ăn, 2,5g bột ngọt, 30g dầu thực vật. Nấm tuyết, mộc nhĩ ngâm cho nở hết, cắt thành miếng, rửa sạch; hoa cúc rửa sạc, để ráo, hành thái đoạn.

Dùng lửa lớn làm nóng chảo, cho dầu thicwj vật vào đun nóng khoảng 6 phần thì cho gừng, hành phi thơm; sau đó cho mộc ngĩ, nấm tuyết, rượu, muối ăn, bột ngọt vào xào chín. Sau cùng cho hoa cúc vào là được.

15g nấm tuyết, 50g đường phèn( hoặc thêm 25g củ sen ). Ngâm nấm tuyết trong nước ấm khoảng 1 tiếng, nấu sền sệt, cho đường phèn vào dùng.

375g nấm tuyết, 50g đường phèn ( cũng có thể thêm 25g long nhãn, 6 quả táo). Nấu lên ăn.

Chứng giảm bạch cầu sau hóa trị ung thư

15g nấm tuyết, 35g đảng sâm, 35g hoàng kỳ, 50g giảo cổ lam, 35g ý nhĩ, 35g gạo. Cho 4 vị thuốc đầu tiên vào sắc, sau đó lọc bỏ bã rồi cho ý nhĩ, gạo vào nấu cháo. Mỗi ngày ăn 1 lần.

25g nấm tuyết, 50g hạt sen, một ít đường trắng. Nấu nhừ nấm tuyết và hạt sen, sau đó cho thêm đường trắng, ăn lúc bụng đói.

Âm hư hỏa vượng, tâm phiền, mồ hôi trộm, tim đập nhanh, mất ngủ:

25g nấm tuyết, 15 quả táo, đường trắng đủ dùng. Sắc nước uống, dùng liên tục 10 – 15 ngày.

40g nấm tuyết, 50g bách hợp tươi, 50g đường phèn ( hoặc mật ong ). Bách hợp ngâm 5 tiếng, rửa sạch, cho thêm nấm tuyết, đường trắng vào hầm ăn, dùng liên tục 5 ngày. Người ho ra máu hay chảy máu cam đều có thể dùng.

Trong nấm tuyết chứa nhiều vitamin A, B, C, E, chất đạm , polysaccharid có hiệu quả tăng cường hệ miễn nhiễm thân hình, giúp trị nám và tàn nhang hiệu quả. Đồng nấm tuyết còn giúp làn da sáng mịn tươi trẻ, làm chậm quá trình lão hóa và giảm thiểu các nếp nhăn.

Lưu ý khi dùng:

Nấm tuyết không nên dùng riêng.

Người bị tiêu chảy, đờm thấp, bị ho phong hàn không nên dùng.

4 Cách chế biến nấm tuyết

Chuẩn bị:

Thịt cua giã hoặc xé 100g

Xương gà 200g

Ức gà 300g

Bột năng 100g

Nấm tuyết 300g

Trứng gà 2 quả

Hành tây, ngò, ớt, và gia vị

Thực hiện

Xương gà đem ninh lấy nước dùng

Ức gà chín rồi xé xợi nhỏ.

Bột năng mình đem hòa nước

Hành tây sắt hạt lịu nhỏ xíu, ngò thái nhỏ, ớt cắt lát

Đun sôi nước dùng thả cua, ức gà, bột năng vào trước, quậy cho quánh, rồi đập 2 quả trứng gà vào khuấy từ từ.

Nêm mắm muối vừa ăn, thả hành tây và nấm tuyết sắt hạt lựu vào đun to lửa khoảng 5p, thấy nồi súp sôi là được.

Chuẩn bị

Thịt gà 600g

Trứng gà 4 quả

Nấm tuyết 2 bông

1 lít nước lọc

Gia vị: muối ăn, 2 thìa bột năng, hạt tiêu, đường trắng.

Thực hiện

Nấm tuyết cho vào trong bát nước ấm để ngâm sao cho nở hết rồi vớt ra lấy dao cắt bỏ hết phần gốc.

Sau đó bạn tiến hành rửa sạch thịt gà mua về rồi bạn cho vào nồi nước luộc chín. Đợi đến khi bạn thấy thịt gà chín mềm thì bạn vớt ra đĩa và để cho nguội rồi dùng tay xé thành từng sợi mỏng.

Đun sôi nồi nước dùng gà rồi bạn cho tiếp bát bột năng đã hòa tan với nước lọc vào cùng rồi tiến hành đun đến khi bạn thấy nước dùng gà sánh lại, rồi tiếp tục thả thịt gà xé sợi nhỏ vào hầm chín mềm nêm thêm chút gia vị gồm: muối ăn, đường trắng vào sao cho có khẩu vị vừa ăn.

Sau đó bạn tiếp tục đập trứng gà ra bát, rồi dùng đũa đánh tan trứng rồi đổ vào trong nồi súp, dùng đũa khuấy đều lên, sau đó bạn tiếp tục cho nấm tuyết vào đun sôi. Cuối cùng bạn hầm một chút rồi tắt bếp, rắc thêm một chút hạt tiêu lên trên từng bát súp và thưởng thức.

Chuẩn bị

1 cái nấm tuyết khô

1 nắm táo tàu

1 bát con đường phèn

1 bát con hạt sen tươi hoặc khô

1 nắm nhãn nhục

1 nắm hạt câu kỷ tử.

Thực hiện

Nấm tuyết rửa sạch rồi ngâm trong nước 15 – 20 phút cho mềm, cắt bỏ phần chân nấm. Táo tàu và hạt câu kỷ tử rửa sạch để ráo nước, hạt sen loại bỏ tâm sen để không bị đắng.

Nấm tuyết sau khi đã ngâm mềm thì tách thành những nhánh nhỏ cho vào nồi, đổ nước ngập nấm 2 – 3 đốt ngón tay và bật bếp nấu cho sôi lên thì để lửa nhỏ, nấu khoảng 20-30 phút.

Tiếp theo bạn cho hạt sen vào nấu cùng để hạt sen chín mềm.

Bạn cho táo tàu vào nồi chè nấu cho sôi khoảng vài phút thì cho đường phèn, lượng đường bạn có thể tùy chỉnh sao cho độ ngọt như ý. Sau cùng bạn cho hạt câu kỷ tử vào nấu cho sôi lên 1-2 phút nữa là tắt bếp.

Chè nấm tuyết hạt sen có thể thưởng thức khi nóng hay lạnh tùy theo sở thích của các bạn, nếu nóng thì để nguội bớt rồi dùng, hoặc để nguội rồi cho vào tủ lạnh 2- 3 tiếng sau đó sử dụng thế là đã có món chè lạnh.

Chuẩn bị

Một tai nấm tuyết

Tôm 100g

Mực ống 200g

Thịt ba chỉ 200g hoặc tai heo

Cà rốt 1 củ

Dưa leo 2 trái

Rau thơm và 5 quả tắt, 2 lá chanh.

Đậu phộng và ít gia vị

Thực hiện

Tai nấm ngâm nở, cà rốt cắt sợi, dưa leo bỏ ruột cắt sợi, hành trắng cắt nhỏ, ngâm qua dấm đường cho thấm.

Thịt luột sơ, mực luột sơ, tôm luột sơ. Bắt chảo dầu nóng, phi hành tỏi và sả băm cho thơm vào, cho thịt mực và tôm vào xào với hạt nêm và nước mắm. Nêm vừa ăn nhắc xuống để nguội

Pha nước gỏi: nước cốt tắc, đường, nước mắm, tương ớt, tỏi băm, ớt băm, lá chanh cắt nhuyễn, 1 cái vỏ tắc cắt nhuyễn.

Để ráo nguyên liệu cà rốt, nấm tuyết đã ướp dấm đường bên trên. Trộn với thịt tôm đã xào, cho nước trộn gỏi vào trộn đều với nhau. Cho thêm rau thơm và húng lũi cắt nhuyễn, bày ra đĩa rắc thêm mè rang và đậu phọng vào. Ngoài ra có thể ăn kèm với bánh phồng tôm.

Chuẩn bị

500g su hào, gọt rửa sạch, xắt lát mỏng miếng xéo bảng khoảng 1cm, ướp chút muối khoảng 10 phút, xả sạch vắt ráo.

50g nấm tuyết, ngâm cho nở, xé miếng rời, trần qua nước sôi, để ráo.

1 củ cà rốt, gọt rửa sạch, cắt sợi bằng đầu đũa.

2 bìa đậu hũ tươi, miếng mỏng theo chiều ngang, bảng khoảng 1cm, chiên vàng.

3 muỗng canh đậu phụng rang giã dập.

1 cây boa rô, bỏ lá, rửa sạch, cắt lát mỏng, băm khoảng 1 muỗng cà phê để ướp đậu hũ, phần còn lại phi với 2 muỗng canh dầu ăn.

Một ít cần tây, bỏ gốc rửa sạch, cắt nhỏ

1 trái ớt đỏ bỏ hột, cắt tăm ,1 trái chanh

Gia vị: Muối, đường, dấm, tiêu, hạt nêm.

Thực hiện

Đậu hũ thái lát mỏng rán vàng rồi cắt thành lát mỏng

Pha nước trộn gỏi: Nấu 3 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước tương, nửa chén nước lạnh, 1 muỗng cà phê hạt nêm cho sanh sánh như mật ong, để nguội. Các bạn nhớ để lửa nhỏ để không bị cháy khét.

Rau củ sau khi ngâm dấm đường, vớt ra, vắt ráo rồi cho vào tô trộn với nước trộn gỏi

Ngâm dấm đường: Cho vào tô 4 muỗng canh dấm, 3 muỗng đường, 1/4 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1/2 chén nước lọc, khuấy cho tan rồi cho su hào, nấm tuyết vào ngâm khoảng 10 phút cho thấm, sau đó trút ra rổ cho ráo nước.

Trộn gỏi: Cho su hào, nấm tuyết, cà rốt, đậu hũ chiên, ớt đỏ, một ít rau cần tây thái nhỏ vào một tô lớn, cho nước trộn gỏi vào trộn đều, nêm nếm vị chua chua ngọt ngọt là được.

Trình bày gỏi ra dĩa, rắc đậu phộng rang, boa rô phi và một ít rau cần tây lên. Dùng kèm với bánh tráng nướng.