Quả gấc là một trong những nguyên liệu cực kỳ quen thuộc trong đời sống của chúng ta đặc biệt là các bà nội trợ. Loại quả này chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ dồi dào bao gồm các vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe toàn diện của con người.
Đây là một loại quả thân dây leo, khi chín có màu đỏ, có các gai xung quanh nhưng gai không hề nhọn. Thân cây gấc leo khỏe, chiều dài tối đa có thể lên đến 18, hoa của chúng thường có màu vàng và phân chia ra thành hai loại là hoa đực và hoa cái. Trong một mùa gấc, tùy thuộc vào thời tiết cũng như cách chăm bón, 1 cây gấc có thể cho từ 30 đến 60 quả gấc.
Loại cây này được trồng khá là phổ biến ở các nước khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Úc. Việt Nam có khí hậu thời tiết cũng như điều kiện thiên nhiên phù hợp nên gấc rất dễ phát triển và cũng không cần dành quá nhiều thời gian để chăm sóc.
Cách trồng gấc rất đơn giản, chỉ cần sử dụng hạt hoặc các cây con mới sẽ mọc lên từ rễ cũ. Quá trình thụ phấn của gấc được thực hiện bởi côn trùng, hiệu quả phụ thuộc vào việc đó là cây đực hay cây cái. Gấc được chia làm hai loại đó là gấc nếp và gấc tẻ.
Loại quả này thường được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có thể dùng để chế biến thức ăn, cũng có thể dùng để điều chế các loại thuốc, làm đẹp,…
Gấc chữa bệnh gì? Giá trị của gấc đối với sức khỏe và làm đẹp
Đây là một loại trái một lành tính chứa hàm lượng chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy trong gấc chứa các thành phần chính sau: Caroten, lycopen, vitamin E, vitamin A,… Đây đều là những chất rất có lợi cho sức khỏe của con người. Thế cho nên gấc được sử dụng rất phổ biến từ chế biến thức ăn cho đến điều chế các sản phẩm làm đẹp hay là thuốc chữa bệnh.
Công dụng làm đẹp da và chống lão hóa
Hàm lượng vitamin A có trong gấc cao gấp 16 lần so với carot, cấp 1,5 lần so với cá thu. Đây là một loại vitamin thuần túy vì thế có tác dụng duy trì một làn da khỏe mạnh, mềm mại và mịn màng, thúc đẩy sự tổng hợp collagen cho làn da luôn trắng trẻo, hồng hào căng bóng tự nhiên.
Không những thế, theo nghiên cứu khoa học hàm lượng Beta-caroten có trong gấp cao gấp đôi so với carot. Chính vì vậy, loại quả này sẽ tăng cường khả năng miễn dịch và đề kháng cho da, đẩy lùi các triệu chứng lão hóa cơ thể.
Lượng vitamin E có trong dầu gấc có tác dụng cực mạnh trong việc cân bằng, duy trì cơ quan sinh sản của phụ nữ, làm đẹp da, trắng da cực kỳ hiệu quả. Đó chính là lời giải đáp cho những thắc mắc tại sao chiết xuất gấc lại có mặt trong hầu hết tất cả các loại kem dưỡng ẩm và dưỡng trắng da.
Gấc có công dụng rất tốt cho mắt
Vitamin E có trong gấc không những đóng vai trò làm đẹp da mà còn hỗ trợ trong việc cải thiện thị lực mắt, cung cấp độ ẩm, bảo vệ mắt khỏi những tác động tiêu cực như ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, tia UV từ mặt trời.
Các loại vitamin E bổ mắt trên thị trường hiện nay gần như đều có sự đóng góp lớn của thành phần gấc.
Ngăn chặn các hiện tượng xơ vữa động mạnh, đột quỵ
Hàm lượng axit béo có sẵn ở trong gấc sẽ giúp hòa tan tự nhiên Lycopen trong cơ thể. Chính vì thế sử dụng gấc hoặc dầu gấc thường xuyên thay cho các loại dầu ăn bình thường sẽ giảm thiểu tối đa các hiện tượng xơ vữa động mạch và nguy cơ đột quỵ. Đó chính là lý do vì sao các nhà khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá gấc cực kỳ quan trọng và cực kỳ hữu ích với sức khỏe của con người.
Giúp ức chế hơn 70% các chất gây ung thư
Hàm lượng Lycopen có trong gấc cao hơn 60 lần so với cà chua. Lycopene, Beta Carotene đều là những thành phần ức chế các chất gây ung thư và nguy hiểm cho cơ thể người, đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ.
Gấc là một loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe con người thế cho nên gấc được biến tấu theo nhiều cách thức để phát huy công dụng tối đa. Có rất nhiều cách thức chế biến gấc đơn giản và tiện lợi:
Chế biến thành dầu gấc: dầu gấc có thể cất trữ được quanh năm, vừa giàu giá trị dinh dưỡng lại làm cho món ăn có thêm màu sắc. Dầu gấc rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Chế biến thành siro gấc: bạn có thể ngâm gấc và đường để làm siro gấc. Một cốc siro gấc cho mùa hè tươi mát vừa nhiều chất lại vừa giải nhiệt thanh lọc cơ thể.
Chế biến thành các món ăn đơn giản như: xôi gấc, bánh chưng gấc, các loại bánh mochi gấc để tăng thêm hấp dẫn cho bữa ăn của cả gia đình.
Chế biến thành son dưỡng môi và sáp dưỡng da. Như đã nói ở trên, hàm lượng vitamin E và vitamin A dồi dào có trong gấc cực kỳ tốt cho công cuộc làm đẹp của chị em. Thế cho nên dùng gấc kết hợp với sáp ong sẽ tạo nên được nhiều thành phẩm chăm sóc sắc đẹp như son dưỡng môi hoặc sáp dưỡng da.
Kẹo gấc: hạn chế mua những gói bánh kẹo quá nhiều hóa chất, mẹ có thể tự tay làm ra những chiếc kẹo mút, viên kẹo tròn bằng gấc cho con ăn.
Rượu gấc: gấc không những đóng vai trò trong việc tạo ra những món ăn ngon mà còn góp mặt làm nên những loại thức uống tốt cho sức khỏe, điển hình là rượu gấc. Dùng gấc để ngâm rượu, một ngày đều đặn uống 2 chén vừa rất đẹp da lại tốt cho việc cân bằng cơ thể.
Chè gấc: nếu đang muốn thay đổi thực đơn món ăn vặt cho cả gia đình, thay vì mua những cốc chè đầy màu sắc không đảm bảo an toàn vệ sinh thì các bà nội trợ có thể dùng gấc để nấu chè gấc cốt dừa hoặc chè khoai gấc. Vừa ngon vừa bổ dưỡng mà lại an toàn và lành tính cho sức khỏe của cả gia đình.
Dầu gấc được làm từ quả gấc như thế nào?
Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong quả gấc cực kỳ dồi dào, vì vậy sử dụng gấc thường xuyên là một thói quen tốt. Tuy nhiên quả gấc đơm hoa, kết trái theo mùa, muốn có gấc dùng quanh năm thì chỉ có cách chế biến thành dầu gấc. Vậy các thao tác làm dầu gấc sẽ diễn ra như thế nào, có quá khó và phức tạp hay không?
Làm dầu gấc không phải đơn giản cũng không phải quá khó, chỉ cần chịu khó kiên trì một chút là bạn đã có được thành quả cho cả gia đình sử dụng quanh năm.
Bước đầu tiên cũng là bước hết sức quan trọng chính là lựa chọn gấc. Nên lựa chọn quả gấc tươi đã chín đỏ vì hàm lượng DHA trong gấc chín rất là cao và đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ.
Tiếp đến bạn bóc tách để lấy phần thịt gấc, cho một chút rượu trắng vào trộn lẫn cùng thịt gấc và màng hạt gấc.
Bóp đều tay trong vòng 20 phút rồi đem đi xay, quá trình này ảnh hưởng nhiều tới chất lượng dầu gấc thế cho nên bạn hãy chú ý đều tay một chút để ép được hết các tinh chất có từ trong thịt gấc.
Sau đó chỉ cần bỏ vào chảo, thêm một chút dầu ăn và sên trên bếp với nhiệt độ không quá 70 độ C.
Khuấy đều tay để duy trì nhiệt độ trong chảo, đừng để hỗn hợp sôi sẽ làm mất đi kết cấu thành phần dưỡng chất. Khuấy trong 30 phút thì lấy hỗn hợp ra và để nguội rồi dùng màng lọc hoặc khăn xô để lọc phần dầu riêng và phần bã riêng.
Cuối cùng bạn đã thu được dầu gấc thành phẩm tự nhiên, an toàn và không có pha chế. Theo mô tả có vẻ đơn giản nhưng để đạt được một kết quả mỹ mãn không hề dễ.
Những lưu ý khi sử dụng và chế biến gấc
Từ xa xưa hạt gấc đã được ông cha ta giữ lại và có một vai trò không hề nhỏ trong các bài thuốc chữa bệnh. Đến nay thói quen đó vẫn được giữ gìn. Tuy nhiên bạn nên cẩn thận vì trong hạt gấc có một lượng độc tố nhất định có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con người.
Khi chọn gấc, bạn nên chọn những quả tròn đều, chín hoàn toàn, vỏ ngoài màu đỏ cam thẫm, khi cầm thấy chắc tay và nặng. Đừng vội sử dụng các quả gấc chưa chín vì hàm lượng DHA có trong nó không nhiều như gấc chín rồi.
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng gấc
Có nên ăn gấc nhiều hay không?
Thường xuyên sử dụng gấc là một thói quen tốt vì trong gấc có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều bởi trong nó có chứa thành phần Vitamin A tan trong dầu chứ không phải tan trong nước như các loại vitamin khác. Vì thế, nếu dùng nhiều quá sẽ gây tích trữ lại trong gan, lâu ngày sẽ gây ngộ độc. Không những vậy còn có thể gây ra hiện tượng vàng nha nhất là trong lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Sử dụng quá nhiều gấc còn gây ra các hiện tượng như đau đầu, buồn nôn và rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Đặc biệt trẻ em nếu cho dùng quá nhiều gấc thì sẽ chậm tăng cân và hạn chế sự phát triển của xương.
Trái gấc có ăn sống được không?
Đây là một loại thực vật không nên ăn sống. Chúng ta chỉ nên dùng trái hoặc dầu của chúng để chế biến các món ăn nhằm tăng thêm sự đẹp mắt và bổ sung hàm lượng các chất dinh dưỡng. Gấc tươi chỉ dùng để cho chị em phụ nữ làm đẹp bằng cách đắp mặt nạ gấc mà thôi.
Nên sử dụng dầu gấc như thế nào cho đúng cách?
Để bảo quản lâu hơn và có thể sử dụng được quanh năm thì chế biến thành dầu là cách tốt nhất. Cũng như gấc tươi, dầu gấc có từng định lượng riêng cho từng đối tượng để đảm bảo không thừa và không thiếu.
Với người lớn thì chỉ nên dùng từ 1-2ml trong 1 ngày. Có thể dùng trước bữa ăn hoặc sử dụng để nấu thức ăn. Còn với trẻ em, mỗi tuần chỉ nên cho dùng 2ml, có thể hòa vào cháo hoặc cho con uống trực tiếp tùy ý.
Khi đã dùng nhiều dầu gấc rồi thì nên bổ sung rau xanh thay vì tiếp tục sử dụng bí đỏ, cà rốt hay đu đủ.
Không nên dùng loại dầu này để chiên rán vì làm như thế sẽ phá hủy hết cấu trúc của các thành phần dưỡng.
Gấc là một loại quả tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên nên lưu ý sử dụng đúng cách, đúng lượng để cơ thể hấp thu tối đa và mang lại hiệu quả tốt nhất.
(Visited 177 times, 1 visits today)