Y Nghia Nhung Mon An Ngay Tet / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Raffles-hanoi.edu.vn

Mon Ngon Moi Ngay Official

The description of Digital World Mon Ngon Moi Ngay Official – Video dạy nấu ăn ngon

We provide Mon Ngon Moi Ngay Official – Video dạy nấu ăn ngon 1.1.0 APKs file for Android 6.0+ and up. Mon Ngon Moi Ngay Official – Video dạy nấu ăn ngon is a free Food & Drink app. It’s easy to download and install to your mobile phone. Please be aware that ApkPlz only share the original and free pure apk installer for Mon Ngon Moi Ngay Official – Video dạy nấu ăn ngon 1.1.0 APKs without any modifications.

The average rating is 4.80 out of 5 stars on playstore. If you want to know more about Mon Ngon Moi Ngay Official – Video dạy nấu ăn ngon then you may visit Creative Studio Inc. support center for more information

All the apps & games here are for home or personal use only. If any apk download infringes your copyright, please contact us. Mon Ngon Moi Ngay Official – Video dạy nấu ăn ngon is the property and trademark from the developer Creative Studio Inc..

Mon Ngon Moi Ngay là kho tàng món ngon với các công thức dễ làm, hấp dẫn và bổ dưỡng, kết tinh từ tâm huyết của đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp.

Món Ngon Mỗi Ngày là nơi bạn gặp gỡ các thành viên có chung niềm ĐAM MÊ ẨM THỰC và luôn xem góc bếp là nơi để gửi gắm những yêu thương.

Các MÓN ĂN NGON BỔ DƯỠNG VÀ ĐỘC ĐÁO sẽ được cập nhật liên tục mỗi ngày, cho nên bạn sẽ được TRỔ TÀI VÀO BẾP, NẤU CÁC MÓN ĂN NGON và CHIA SẺ MÓN ĂN NGON với bạn bè mọi lúc mọi nơi.

TÍNH NĂNG NỔI BẬT CỦA ỨNG DỤNG:★ Vô vàng món ngon, công thức nấu ăn ngon được trình bày khoa học, hướng dẫn nấu ăn chi tiết và dễ hiểu từ cách chuẩn bị nguyên liệu, cách nấu ăn ngon, mách nhỏ và video hướng dẫn nấu ăn từ đầu bếp của Món ngon mỗi ngày.★ Bao gồm các món ăn ngon từ nguyên liệu: THỊT (Gà, Heo, Bò,…), HẢI SẢN (Tôm, Mực, Cá,…), RAU CỦ QUẢ.★ Bao gồm các món ăn ngon từ cách nấu: KHO, XÀO – TRỘN, LẨU, QUAY – ROTI, CANH – SÚP, CHIÊN – NƯỚNG, HẤP – TIỀM.★ Tất cả các món ăn ngon được cập nhật từ YouTube của chương trình Món Ngon Mỗi Ngày.

Món Ngon Mỗi Ngày chúc gia đình bạn hạnh phúc bên căn bếp nhỏ của mình!

Những Món Ngon Đặc Trưng Chỉ Có Tại Lào,Nhung Mon Ngon Dac Trung Chi Co Tai Lao

Những món ngon đặc trưng chỉ có tại Lào

7 Món Ngon Đặc Trưng Cho Văn Hóa Ẩm Thực Lào

Xôi là món ăn quan trọng hàng ngày của người Lào. Trong các bữa tiệc, bữa cơm gia đình, người Lào thường ăn xôi. Ngày nay, nhiều gia đình đã có thói quen ăn cơm nhưng không nhiều. Xôi Lào được làm từ loại nếp được trồng trên nương nên dính và nhuyễn, màu trắng ngà rất đẹp mắt.

Tại Lào, rất ít loại xôi màu đen hay nhiều màu như một số nước. Người Lào thường ăn xôi với gà nướng, rau luộc và “cheo boong” – loại nước chấm thơm ngon gần giống mắm nêm ở Việt Nam. Xôi được đựng trong giỏ đan bằng tre, nên có mùi thơm hấp dẫn.

Khi tới Lào, bạn có thể ăn xôi tại các quán ăn hay nhà hàng với giá khoảng 15.000 kíp/giỏ (khoảng 30.000 đồng/giỏ)

Khausoy là món ăn nổi tiếng tại Luông Prabang, nhìn bên ngoài tương tự phở nhưng nguyên liệu chế biến đơn giản hơn nhiều và hương vị rất thơm ngon. Nước dùng khausoy chỉ là nước lọc đun sôi và cho phở sợi to vào chần. Sau đó, đổ nước và phở vào tô, cho khausoy lên trên, ăn kèm rau cải, rau muống sống, hành khô, hạt tiêu, tương ớt. Khausoy là thành phần quan trọng nhất của món ăn này, được làm từ thịt lợn xay nhuyễn trộn với tỏi, cà chua, gia vị các loại.

Điểm đặc biệt của món ăn là không cần đến nước xương hầm mà khi trộn khausoy tan vào nước vẫn đủ làm thực khách ấn tượng về mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt đậm đà. Thực khách có thể ăn món này tại đường dọc sông MêKong ở Luôngprabang với giá 15.000 kíp/tô (khoảng 30.000 đồng/tô).

Đây là món ăn khá độc đáo tại Lào, tóp mỡ cuộn rau sống được làm khi đi dã ngoại hoặc đến các khu du lịch ngoài trời. Tóp mỡ được rán giòn có bán sẵn tại các quầy hàng khô trong chợ. Món ăn này được cuộn trong xà lách kèm nộm đu đủ, rau sống và chấm với “cheo boong”.

Khi ăn vị thơm của gia vị và ngon của rau quyện cùng tóp mỡ giòn, khiến du khách có được trải nghiệm ẩm thực khá độc đáo. Giá bán của tóp mỡ rán giòn tại chợ với giá 10.000 kíp/túi (khoảng 20.000 đồng/túi)

Tới Lào, du khách không khó để tìm các quán ăn bán món phở. Tuy nhiên, món phở Lào có nhiều khác biệt với món phở Việt. Đầu tiên phải kể đến hương vị phở Lào không cho quế, hồi… mà chỉ dùng nước ninh xương để khách cho gia vị tùy í. Trong tô phở luôn có 2-3 miếng tiết lợn và mọc. Rau sống ăn kèm ngoài húng quế, xà lách thì không thể thiếu được đậu đũa tươi được cắt thành khúc, để thực khách chấm cùng mắm tôm sống.

Khi ăn sự hòa trộn giữa gia vị như nước tương, tương ớt, tiêu và các loại rau cùng nước ninh xương nguyên chất đưa đến cho thực khách vị ngon thấm vào đầu lưỡi.

Giá phở dao động từ 30.000 kíp – 35.000 kíp (tùy bát nhỏ, vừa và đại) (khoảng 60.000 đồng – 105.000 đồng/tô).

Nộm đu đủ trong tiếng Lào được gọi là Tam Maak Hung. Đu đủ được chọn là quả không xanh quá nhưng cũng không được gần chín. Sau khi đu đủ được nạo thành sợi sẽ cho vào cối để đâm nhẹ. Gia vị cho vào bao gồm nước cốt chanh, mắm tôm, cà pháo, tiêu, ớt.

Khi ăn món đu đủ nộm, mùi thơm của gia vị cùng mắm tôm hòa cùng vị chua sẽ đưa đến cho thực khách hương vị riêng có. Hầu hết các nhà hàng, quán ăn tại Lào đều có món ăn này. Trong các bữa ăn, đu đủ nộm là món ăn gần như không thiếu được.

Nếu như nộm tại Việt Nam thường là nộm khô thì món nộm đu đủ Lào sau khi làm có nước để khách có thể chấm các món ăn kèm. Nộm đu đủ có thể dùng uống bia hoặc ăn cùng xôi. Giá bán nộm đu đủ khoảng 30.000 kíp/đĩa (khoảng 60.000 đồng/đĩa).

Du Lịch Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P1),Du Lich Cua Lo Nhung Mon An Ngon Kho Cuong P1

Du Lịch Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P1)

Nghệ thuật ẩm thực Cửa Lò sẽ làm cho du khách có một chuyến đi thêm phần hấp dẫn và thú vị khiến cho những ai đã đến với du lịch Cửa Lò

Nghệ thuật ẩm thực Cửa Lò sẽ làm cho du khách có một chuyến đi thêm phần hấp dẫn và thú vị khiến cho những ai đã đến với du lịch Cử a Lò

Mực Nháy Cửa Lò

“Mực nháy” có nơi còn gọi là mực nhảy, tên gọi này dùng để chỉ những con mực được ngư dân vừa bắt lên khỏi nước biển còn nguyên độ tươi và được đưa vào chế biến và thưởng thức ngay tại chỗ khi còn tươi nguyên. Đây là một món đặc sản của Nghệ An. Thông thường nhiều người vẫn quen gọi là mực nhảy nhưng tên gọi chính xác là “mực nháy” vì con mực mới bắt lên còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh.

“Mực nháy” có nhiều cách chế biến. Có cách đơn giản là dùng ngay tại chỗ, câu mực được con nào nướng luôn con ấy trên tán đèn măng sông. Con mực tươi rói nướng lên vừa thơm vừa giòn vừa ngọt, chấm với tương ớt cùng muối tiêu pha chanh rất ngon.

Mực luộc cũng là cách ăn thông dụng nhưng không lạ miệng bằng ăn tái, du khách thích ăn con nào cầm râu con đó nhúng vào nồi nước đang sôi trong chốc lát rồi vớt ra thưởng thức. Ăn mực sống thì phải chọn con mực vừa mới câu lên khỏi mặt nước, bỏ hết nội tạng thái miếng vát chanh vào ướp một lúc. Sau đó gắp miếng mực tươi cong chấm vào chén mù tạt cay sực mùi hạt cải.

Mực hấp là món nhanh, ngon và hấp dẫn. Món mực nhảy hấp làm đơn giản, cần rửa sạch mực, lấy túi để nguyên con cho vào nồi, giã ít gừng tươi trộn đều, cho ít nước dừa hoặc bia, đậy kín nồi rồi nhóm lửa hấp đến khi nước sôi thì mực sẽ chín, có thể thêm hành lá sau đó vớt ra sắp đều trên đĩa và thưởng thức.

Ngoài ra còn có thể nhóm lửa bên bờ biển nướng, xào hay đem vào các quán bình dân đúc các loại bánh… Ăn loại mực này thực khách sẽ cảm nhận được độ tươi ngọt, thịt mực vừa giòn vừa dai nên người ăn có cảm giác sảng khoái, ăn no nê mà không ngán.

Ngoài ra câu mực nhảy và thưởng thức tại chổ cũng là một loại hình giải trí kết hợp với thưởng thức đặc sản rất thú vị của du khách. Những năm gần đây, kết hợp với sự phát triển du lịch, nghỉ mát, dịch vụ câu mực nhảy bằng thuyền thúng ở Cửa Lò đã trở thành một thú tiêu khiển hấp dẫn nhiều du khách. Dịch vụ này đã tạo nên nét độc đáo, đem lại bản sắc riêng cho du lịch Cửa Lò .

Cá Giò Bảy Món Cửa Lò

Vài năm nay, nhờ nuôi thành công loại cá giò nên Cửa Lò có thêm một loại đặc sản mới. Cá giò là loại cá mập chanh, cá trưởng thành có trọng lượng khoảng 30 kg, rắn chắc và có hình như khúc giò nên người ta thường gọi là cá giò. Giống cá này được nhập từ Nauy, hiện nay Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã tạo giống thành công và đang nuôi thí điểm 10 lồng ở Đảo Ngư.

Cá giò có thể chế biến thành 7 món ăn hấp dẫn mà độ dinh dưỡng vẫn được đảm bảo:

– Món cá gỏi

– Cá hấp sả

– Lòng cá xào

– Lẩu cá

– Cháo cá

– Vây cá rán

– Da chiên dòn

Lòng cá xào

Cá giò là món ăn cao cấp hơn cả cá hồi, có độ dinh dưỡng cao nhưng không gây béo phì nên được nhiều du khách rất ưa chuộng.

Nước Mắm Cửa Lò

Trước đây, cư dân Cửa Lò đa số làm nghề đánh cá biển. Nhưng những người trực tiếp đi đánh cá lại không làm nước mắm, mà công việc này đều do các chủ thuyền đảm nhiệm. Họ kiêm cả dịch vụ vận tải đường biển. Mỗi chủ có vài ba chiếc thuyền mành, họ đổ nước mắm vào chum rồi cho xuống thuyền mang đi bán ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế…

Để làm nước mắm, khâu đầu tiên là chọn cá. Cá để ướp nước mắm phải là cá nục hoặc cá thu, cá nục có nhiều đạm hơn. Sau đó cho vào thùng đóng bằng gỗ vàng tâm có nẹp đai thật chặt để ủ. Nếu cá còn tươi thì ướp 5 đấu cá, 1 đấu muối, nếu cá đã ướp ngoài biển thì muối ít hơn. Cá được ủ từ 9 đến 12 tháng, bao giờ cá thành chợp, ngấu đến độ cuối cùng thì được dùng. Để nước mắm thêm thơm ngon, ngư dân pha chế nước mắm với thính làm bằng gạo hoặc đậu rang và mật mía, thắng đặc rồi đổ nước cho thêm muối vào quấy đều, lóng lấy nước rồi đem nấu nước mắm.

Nước mắm Cửa Lò, loại đặc biệt được để lâu, có ngâm vừng vàng (thêm chất béo) dùng chống rét cho người đi biển mùa đông, tăng thêm sức khoẻ cho thợ lặn, làm thuốc trị bệnh đau bụng gió, bụng bão. Trong mâm cơm, có chút nước mắm đầu nõ(còn gọi là nước mắm cốt), mùi thơm nức mũi, gắp miếng thịt 3 chỉ chấm vào, miếng thịt cong lại, chấm xôi vào ăn ngon muốn ăn mãi. Biếu ai một chai nước mắm Cửa Lò, họ quý hơn vài ba con cá thu hay dăm cân thịt lợn nạc. Nước mắm Cửa Lò bán ở đâu, các bà nội trợ cũng thích mua, vì không những chấm dưa, chấm rau ngon hơn mà kho cá, thịt cũng trội mùi. Nhờ có nghề làm nước mắm mà cư dân Cửa Lò có cuộc sống ổn định và ngày càng trở nêm khá giả. Để phát huy nghề truyền thống, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách, hiện nay nghề nước mắm Cửa Lò đang được quy hoạch thành làng nghề, hợp tác xã để xây dựng thương hiệu nước mắn Cửa Lò trở thành một sản phẩm đặc trưng của văn hoá ẩm thực miền biển xứ Nghệ.

Mắm Ruốc Cửa Lò

Gọi là ruốc nhưng mắm ruốc xứ Nghệ không được làm từ thịt lợn như người Bắc vẫn biết. Ruốc ở đây là tên một loài tép biển, thân nhỏ hơn tép đồng. Nếu được nếm thử một miếng mắm ruốc, cảm nhận cái ngọt từ thịt ruốc, cái mặn mòi của biển cùng bát cơm trắng nóng trong những ngày mưa dầm, chắc hẳn du khách dù khó tính trong chuyện ăn uống cũng phải tấm tắc khen ngon.

Về vùng biển miền Trung du khách dễ dàng cảm nhận thấy mùi vị của ruốc biển ở khắp nơi. Bởi lẽ hầu hết nhà nào cũng có dự trữ thùng mắm to trong nhà làm thức ăn dự trữ ăn cả năm. Là món ăn dân dã song làm mắm ruốc cũng đòi hỏi sự cầy kỳ và kỹ lướng không thua kém những món ăn phức tạp khác. Phải chọn con ruốc tươi, tuyệt đối không dùng nước lã để rửa vì ruốc sẽ bị thối rữa. Ruốc sau khi rửa phải được xốc đều trên chảo với muối hạt. Mắm ngon không những phải có mùi thơm nhẹ, vị vừa phải, không quá mặn, mà còn phải có màu đỏ au hấp dẫn.

Làm mắm thì phức tạp nhưng thưởng thức thì lại cực kỳ đơn giản. Mắm ruốc được sử dụng như một gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình Nghệ An, có thể dùng làm nước chấm, ăn kèm với bún hay chế biến nhiều món ăn khác như: nêm canh, cháo ruốc, mắm ruốc rim hay mắm ruốc kho thịt… Tuy vậy theo những người dân chính tay làm ra loại “đặc sản” này thì mắm ruốc ngon nhất là dùng ăn thô với khế chua và bún, vừa ngon mà lại thấy hết được mùi vị nguyên sơ của mắm. Thêm lát ớt tươi làm món ăn vừa chua vừa cay đem lại cảm giác rất lạ, kích thích mọi giác quan.

Món ăn mắm ruốc kho thịt

Mùa con ruốc kéo dài từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch hàng năm. Vào mùa ruốc ngư dân nhà nào nhà nấy tấp nập bận rộn huy động từ già trẻ, trai gái đi kéo ruốc. Con ruốc mang về nhặt rửa sạch sẽ đem phơi khô làm mắm hoặc bán cho các nhà máy đóng hộp xuất khẩu. Tuy “rất sẵn”, giá lại rẻ xong mắm ruốc lại là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Nếu là người lạ lần đầu tiếp xúc với thứ mắm này chắc hẳn sẽ thấy khó chịu như những ai không ăn được mắm tôm mà phải ngửi mùi thì với những người con vùng biển Nghệ An này thứ mùi đó lại gắn bó, rất đỗi thân thương.

Du Lịch Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P3),Du Lich Cua Lo Nhung Mon An Ngon Kho Cuong P3

Du Lịch Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P3)

Mảnh đất Nghệ An hồn hậu, địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều đặc sản mà ai “lỡ” nếm thử một lần cũng vương vấn mãi không thôi. Những món ngon của Nghệ An mang chất riêng đặc biệt đến nỗi bất cứ ai có cơ hội được thưởng thức đều nhớ mãi không quên… Phần 3 của bài viết, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn những món ăn ngon hấp dẫn khi tham gia chuyến du lịch biển Cửa Lò.

Du Lịch Cửa Lò: Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng (P1)

Mảnh đất Nghệ An hồn hậu, địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều đặc sản mà ai “lỡ” nếm thử một lần cũng vương vấn mãi không thôi. Những món ngon của Nghệ An mang chất riêng đặc biệt đến nỗi bất cứ ai có cơ hội được thưởng thức đều nhớ mãi không quên… Phần 3 của bài viết, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn những món ăn ngon hấp dẫn khi tham gia chuyến du lịch biển Cửa Lò.

1. Mắm Cua Đồng

Từ cua đồng, người ta có thể chế biến được rất nhiều món, món nào cũng rất ngon và đậm đà hương đồng ruộng như: cua đồng rang muối, lẩu cua đồng, canh cua nấu với rau khoai lang, rau cải, măng rừng, bún cua… Những món ấy hầu như người dân vùng quê nào cũng biết ăn, biết làm. Riêng có một món mà chỉ một số nơi như Hương Sơn, Đức Thọ, Thạch Hà…đã “sáng chế” và duy trì đến tận bây giờ – mắm cua đồng. Mắm cua còn gọi là mắm đam có vị cay, ngọt, ăn mãi không thấy chán. Vị ngọt của cá, vị mặn của mắm, mùi thơm của gừng và vị cay nồng của ớt ngấm xuống tận đáy cổ. Dù bụng đã no mà vẫn còn cảm thấy thèm thèm.

Mắm cua được làm chủ yếu từ cua đồng và 1 số phụ gia khác như thính ngô, riềng, hạt tiêu, hành tăm, nghệ và đặc biệt là phải có vỏ quả tắt (một loại quýt rừng có mùi rất thơm). Chẳng biết ai đã nghĩ ra cách cho vỏ tắt vào mắm cua nhưng quả là cách phối hợp rất mang lại hiệu quả rất cao. Quy trình làm mắm cua cũng lắm công phu. Cua đem về ngâm trong nước lã chừng vài hôm cho nhả hết bùn đất, sau đó cho vào cối đá giã nhuyễn, thêm vào vài gáo nước lã rồi vớt ra lược lấy nước cua. Sau đó cho muối hạt vào, đun sôi thành mắm cua tươi. Muốn cho thơm ngon, thêm vào vài lát gừng hay vài lát măng tre, ớt chín.

Mắm cua tươi múc ra tô còn bốc hơi bay mùi thơm phức, ngả mầu, vàng ươm, nổi lên lớp gạch đặc quánh. Mắm này ăn với bún thì ngon tuyệt! Nếu thêm vào một ít rau thơm nữa thì mùi vị càng hấp dẫn. Còn muốn có mắm cua chua để được lâu ngày thì lúc giã cua, lược lấy nước cua xong cho thêm thật nhiều muối hạt, khuấy đều. Xong cho vào hũ sành đậy kín rồi đặt cạnh bếp củi. Sau khoảng 7 ngày là đã dậy lên đầy đủ hương vị của đồng quê với vị ngọt của thịt cua, vị béo của gạch cua và mùi thơm của các loại phụ gia. Mắm cua có thể dùng nguyên như thế hoặc một số người lại chế biến thêm lần nữa bằng cách chưng lên với tỏi, hành phi mỡ.

Dù chế biến bằng cách nào thì mắm cua cũng rất thơm ngon và có thể dùng với cơm nóng và rất nhiều loại rau luộc như: ngọn khoai lang, rau cải, rau mùng tơi…Thế nên, những ai đã thưởng thức, đã trót mê hương vị của loại mắm này thì sẽ nhớ đến tận mùa sau.

Cam Vinh Nghệ An là một đặc sản lâu đời, có hương vị thơm, ngọt đặc trưng được người tiêu dùng ưa chuộng. Cam Vinh quả tròn đều, mọng nước, vàng đều. Màu vàng của cam Vinh là màu vàng tươi chanh pha với màu xanh, chứ không phải màu vàng da cam. Kể cả phần tép cam cũng vàng nhẹ chứ không phải màu vàng cam. Cam Vinh nghệ an không được trồng trên đất Vinh, nhưng tập trung buôn bán ở Vinh, thành thị lâu đời của miền đất gió Lào nên Cam được đặt tên theo tên của thành phố.

Nguồn Cam Vinh được trồng chủ yếu trên địa bàn Xã Minh Hợp – Huyện Quỳ Hợp – Nghệ An và được sự quản lý bởi Nông trường quốc doanh Xuân Thành và Nông trường quốc doanh 3/2. Hiện tại khu vực này được cả chứng nhận chỉ dẫn địa lý và chứng nhận VietGAP, tuân thủ đầy đủ quy trình kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá thành cam Vinh cao, mỗi năm thu hoạch một mùa, nên đắt hơn các loại cam bình thường khác trên thị trường. Phải đến 90% cam tự xưng là cam Vinh không phải là cam Vinh.

Cam Vinh thường được dùng để ăn miếng bổ cau, ép lấy nước cam, xay lấy sinh tố. Phần vỏ cam ép lấy tinh dầu. Phần hạt cam cũng được dùng để làm nước gội đầu.

3. Bánh Đa Đô Lương

Từ lâu Bánh đa vừng đen đã không chỉ là một món ngon được ưa thích của vùng Đô Lương xứ Nghệ mà nó còn trở nên nổi tiếng với bạn bè trên khắp đất nước. Bánh đa đơn sơ, mộc mạc nhưng mang vị ngon của quê hương qua bàn tay chế biến tài hoa của những người thợ làm một món quà nhỏ đầy ý nghĩa. Những chiếc bánh tròn, xinh như chiếc lá sen, dày hơn, nhiều vừng đen hơn so với các loại bánh tráng ở miền Nam hay miền Bắc.

Bánh đa được làm từ bột gạo, tiêu, tỏi và các gia vị khác. Những nguyên liệu này tuy dễ kiếm nhưng phải đảm bảo nhiều yêu cầu khắt khe để có được chiếc bánh ngon. Gạo phải là thứ gạo trắng, tuyệt đối không lẫn trấu hay cám lọt vào, nếu không sẽ làm cho bánh bị cợn, vẩn đục gây mất ngon. Gạo được xay nhuyễn với nước rồi trộn với thứ vừng (mè) đen hảo hạng, không có hạt vỡ cùng với tỏi giã nhỏ, tiêu đâm mịn và những gia vị vừa đủ rồi tráng bằng nồi hấp. Khi bánh chín thì vớt ra, cho lên các giá để phơi cho đến khi bánh khô giòn. Công đoạn tráng bánh khá công phu, đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Nếu người thợ tráng hơi non tay thì bánh không có được độ đều và dày cần thiết để khi bánh đã khô có thể nướng hoặc chiên sẽ phồng đều mà không bị vẹo bánh.

Ở Đô Lương có nhiều làng làm bánh, nhưng nổi tiếng nhất và ngon nhất là bánh của làng Vĩnh Đức ở thị trấn. Các cụ cho biết, sở dĩ bánh làng Vĩnh Đức ngon nhất do mạch nước ở đây làm cho cây lúa làng có hương vị đặc trưng riêng. Do đó, khi lấy nguyên liệu ở nơi khác về làm bánh thì cũng không ngon như bánh làm bằng nguyên liệu tại chỗ. Còn các nguyên liệu phụ, vừng làm cho cái bánh thêm vị bùi bên cạnh độ ngọt của bột gạo, tiêu và tỏi làm cho bánh thơm, khi ăn có vị cay nồng dễ chịu. Muốn ăn bánh thì người ta nướng lên bằng than củi.

Bánh đa là thứ bánh dân dã, dễ ăn kèm với các món khác hoặc ăn riêng cũng được. Thông thường, bánh được ăn kèm với bánh mướt (một thứ bánh cũng tráng bằng bột gạo nhưng ăn ngay khi còn nóng). Cái dẻo của bánh mướt quấn vào một miếng bánh đa, chấm vào bát nước mắm cay khi cắn lên nghe tiếng “rốp” thật đã biết bao! Bây giờ đời sống cao, người ta thường ăn bánh mướt kèm với giò, chả nhưng nhiều người vẫn nhớ và thích ăn cái kiểu “nửa khô nửa ướt” ấy. Ngoài ra, món “bún giá cá ruốc” sẽ ngon nhờ một miếng bánh đa, bỏ lên ít bún, thêm ít giá sống và một mẩu nhỏ cá hấp, rồi chấm vào bát ruốc đã đâm ớt vắt chanh. Vị cay nồng hòa cùng vị ngọt bùi thêm tí chua khiến khi ăn mồ hôi túa ra thật sảng khoái. Bao nhiêu người xa quê cứ nhớ cái món ăn thuở nhỏ trong một phiên chợ sáng đó để rồi day dứt, mong ngóng ngày về…

4. Tương Nam Đàn

Tương Nam Đàn là một loại nước chấm, nước chan được nấu từ hạt đậu tương và gạo nếp hoặc hạt ngô làm mốc, tuy không phải là cao lương mỹ vị nhưng đã trở thành một món ăn truyền thống, một đặc sản của xứ Nghệ. Theo những người dân ở Nam Đàn, nghề làm tương và những món ăn từ tương đã gắn với người dân xứ này từ xa xưa. Dù khoai sắn cầm hơi hay cơm thịt đủ đầy vẫn không thể thiếu được bát tương giữa mâm cơm hằng ngày.

Tương Nam Đàn là cái tên mới nổi lên trong làng ẩm thực Việt. Trước đây, mọi người thường biết nhiều hơn đến tương Bần (Hưng Yên), tương Cự Đà (Hà Tây). So với hai loại tương kia, tương Nam Đàn có nét độc đáo, khác biệt rõ rệt. Tương Nam Đàn thường là “tương mảnh”, hạt đậu làm tương chỉ xay vỡ thành “mảnh đậu” chứ không “nát như tương Bần”. Những mảnh đậu lơ lửng trong nước tương đặc quánh, thơm phức và ngọt lịm. Dù tỷ lệ muối để làm tương không ít, nhưng vị mặn của muối biển đã loãng đi, nhường chỗ cho vị thơm ngây ngất của thứ nước chấm đặc sắc, đậm đà. Chai tương Nam Đàn không có mầu nâu như tương Bần, mà vàng song sánh như mật ong. Không ai có thể cưỡng nổi sức hấp dẫn trước hương vị tương quê hương.

Làm tương Nam Đàn đòi hỏi sự công phu và tỉ mỉ, không phải ai cũng có thể thành công. Một vại tương ngon, đúng hương vị đặc trưng của tương Nam Đàn thường do những người già, sinh ra, lớn lên ở Nam Đàn mới có thể làm được. Tương đạt yêu cầu là tương có ba lớp, trên là đậu nổi lên, giữa là nước và dưới cùng là mốc. Một điều thú vị là người dân Nam Đàn chỉ làm tương vào tháng sáu âm lịch hàng năm. Cũng giống như mắm, tương có thể để rất lâu, dùng ăn cho cả năm mà không sợ hư. Chính vì thế với những người dân quê đạm bạc tương là món ăn mặn, dùng để dành rất tốt.

Công đoạn đầu tiên của quy trình làm tương là làm mốc. Mốc được làm từ hạt ngô hoặc nếp, trước đây thường làm bằng ngô nhưng bây giờ chủ yếu làm bằng nếp. Phải chọn loại nếp chính mùa, hạt chắc mẩy và có mùi thơm. Nếp được vò kỹ và hông thành xôi, sau đó rải đều ra nong. Khi xôi nguội, người làm rưới vào một ít nước chè đặc và đem ủ kín bằng lá nhãn. Sau hơn 10 ngày, nếu mốc có màu hoa cải hoặc màu đen óng như mật mía là đạt yêu cầu. Đây được xem là công đoạn khó nhất trong quy trình làm tương, quyết định cơ bản sự thành bại của sản phẩm.

Công đoạn tiếp theo là chế biến đỗ tương. Phải chọn loại chính mùa, hạt đều tăm tắp đem vò kỹ, phơi khô và rang. Muốn tương thơm ngon phải rang chín đều nên khi rang phải nhỏ lửa, tốt nhất là rang vào nồi đất đỗ sẽ chín rất đều. Khi nguội, đỗ được đem xay vỡ đôi rồi pha nước lã sạch và cho lên bếp, nấu khoảng chừng 10-12 giờ. Nấu xong, nước đỗ được chuyển sang chum và đem phơi nắng chừng 1 tuần, khi nước đỗ tỏa mùi thơm ngào ngạt là lúc có thể ngạ tương.

Công đoạn ngạ tương thường được thực hiện vào đêm khuya, người làm tương đem mốc và muối trộn vào chum nước đỗ đã phơi và dùng thanh tre khuấy đều, sau đó che đậy chum tương cẩn thận. Lưu ý là phải chọn loại muối tốt, đem phơi vài ba nắng để các loại tạp chất bay đi và tan đi rồi mới dùng để ngạ tương. Các loại nguyên liệu làm tương được pha trộn với một tỷ lệ nhất định, tùy thuộc vào bí quyết và kinh nghiệm của từng gia đình. Ngạ tương xong, hàng ngày vào buổi sớm, người làm tương mở chum, dùng thanh tre khuấy đều để nước, đỗ và mốc luôn được hòa tan vào nhau. Cứ thế, khoảng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng sau, khi mở chum ra, mùi thơm phức dậy lên và lan tỏa, ấy là lúc chum tương đã dùng được.

Tương Nam Đàn dùng để làm nước chấm thịt luộc, dùng để kho cá, chấm rau, chấm đậu, ăn với cơm hàng ngày. Hoặc dùng làm nước chan. Vào mùa hè dùng nước tương chấm với ngọn khoai lang luộc, rau muống luộc, bí luộc ăn với cơm, vừa mát, vừa đậm đà hương vị đồng quê. Thịt bò, thịt bê luộc chấm với nước tương ngọt có ít gừng, tỏi, thì tạo ra hương vị đặc biệt khó quên khi thưởng thức. Người dân Nam Đàn thường giã nhỏ lạc rang hay vừng đen hoà với nước tương sền sệt để chấm chuối xanh hay khế chua thái mỏng ăn với cơm. Vắt xôi nếp mà chấm với nước tương ngọt cũng rất đậm đà.