3 Món Ngon Từ Bò Viên Được Ưa Thích Ở Sài Gòn, Mon Ngon Sai Gon

3 món ngon từ bò viên được ưa thích ở Sài Gòn

Bánh canh, hủ tiếu, cháo trở thành những món ăn ngon miệng được nhiều người ưa thích khi kết hợp với bò viên.

Không có sự phức tạp hay cầu kỳ trong việc chế biến, đó là những món ăn bình dân và rất giản dị trong đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, khi được biến tấu với nguyên liệu chính là bò viên đã mang lại cảm giác lạ miệng và thú vị cho người thưởng thức.

1. Bánh canh bò viên

Bánh canh bò viên là món ăn bình dân, thường được dùng như một món ăn giữa buổi hoặc ăn khuya. Đơn giản chỉ là kết hợp giữa cái thơm, dai của bò viên hòa cùng với vị ngọt của nước lèo nhưng bánh canh bò viên lại tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng đối với những người đã trót mê món bò viên.

Bò viên được làm thành những viên to và được người bán để nguyên khi bán cho khách. Vì thế nên khi thưởng thức món này thì người ăn thường dùng đĩa thay cho đôi đũa quen thuộc. Đông khách nhất là quán bánh canh bò viên gần bờ kênh Nhiêu Lộc. Quán bán vào đầu giờ chiều và vào giờ tan tầm thì rất đông thực khách ghé ăn để thưởng thức món bò viên thơm ngon của quán. Nhiều người đến trễ thì tiếc nuối ra về vì đã hết món bò viên yêu thích.

Địa chỉ: Nằm cuối đường Nguyễn Văn Nguyễn, phường Tân Định, quận 1, TP HCM.

2. Cháo bò viên

Trong đời sống ẩm thực của Sài Gòn hiện nay, những quán cháo bò viên bình dân trong các con hẻm vào mỗi chiều tối không còn nhiều. Không nổi tiếng như các quán cháo lòng, cháo cá lóc, cháo gà, cháo mực nhưng quán cháo bò viên ở đây vẫn có sức quyến rũ rất riêng của mình.

Trong bát cháo, ngoài bò viên còn có tiết lợn và giò chéo quẩy. Bát cháo nghi ngút khói, cho vào một ít tiêu, giá tươi và hành ngò được bưng ra cho khách, kèm với đó là một chén gừng tươi thái sợi và một chén tương đen để chấm bò viên.

Theo những thực khách ăn ở đây, phần hấp dẫn nhất của tô cháo chính là bò viên. Những miếng bò viên thơm, dai, giòn sần sật hòa với vị tương đen càng tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn.

Địa chỉ: Con hẻm nhỏ bên cạnh chung cư Lê Hồng Phong, đường Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP HCM.

3. Hủ tiếu bò viên

Hủ tiếu là món ăn của người Hoa du nhập vào miền Tây và nhanh chóng trở thành một món ăn nổi tiếng. Được biết tới nhiều nhất là hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho và hủ tiếu Sa Đéc. Tuy nhiên, có một loại hủ tiếu bình dân cũng rất được người Sài Gòn ưa thích đó là hủ tiếu bò viên.

Thành phần của nó khá đơn giản với hai nguyên liệu chính là sợi hủ tiếu và bò viên. Bát hủ tiếu nóng hổi với sợi hủ tiếu dai, mềm được chần sơ qua nước sôi, bên trên là bò viên, gân bò, một ít hành lá thái nhỏ, thêm một thìa tóp mỡ nhìn thật bắt mắt và hấp dẫn.

Địa chỉ: 146A Lý Chính Thắng, phường 7, quận 3, TP HCM. Quán mở cửa từ 14h cho đến khi hết hàng, thường vào khoảng 20h. Bát hủ tiếu có giá 30.000 đồng.

Theo Huấn Phan-ngoisao

Từ khóa bài viết: “”3 món ngon từ bò viên được ưa thích ở Sài Gòn””

Món Ngon Sài Gòn Mê Hoặc Khách Phương Xa, Mon Ngon Sai Gon Me Hoac Khanh Phuong Xa

Món ngon Sài Gòn mê hoặc khách phương xa

Cơm tấm

Được nấu từ những hạt gạo vỡ, cơm tấm là món ăn chống đói của người dân nghèo. Tuy nhiên, không biết từ khi nào, cơm tấm trở nên phổ biến, trở thành món ăn đặc sản của Sài Gòn. Những hàng bán cơm tấm với chiếc tủ kính trên vỉa hè, một lò nướng sườn đang tỏa khói nghi ngút đã trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc qua các con phố ở Sài Gòn.

Cơm tấm nổi tiếng đến mức mà người ta thường rỉ tai nhau, ai chưa ăn cơm tấm coi như chưa đến Sài Gòn. Cơm tấm được ăn kèm với miếng sườn nướng, ngoài ra bạn có thể ăn kèm với phá lấu, chả, trứng ốp la, mắm chưng, bì… Tuy là món ăn nổi tiếng nhưng cơm tấm cũng là món ăn rất bình dân. Với khoảng từ 17.000 đồng, bạn đã có một đĩa cơm tấm sườn nóng hổi, ngon miệng.

Hủ tiếu

Nếu người Hà Nội tự hào với món phở thì hủ tiếu chính là niềm tự hào của người Sài Gòn. Xuất phát điểm của món ăn là từ người Hoa, nhưng món ăn này đã được biến tấu một cách khéo léo, hài hòa để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Được nấu từ bánh hủ tiếu, tôm, thịt nạc băm… cùng với nước lèo trong vắt nhưng có vị thanh ngọt tự nhiên của nước hầm xương, đây chính là điểm làm nên sự hấp dẫn cho món ăn này.

Ngoài hủ tiếu nước, bạn có thể ăn hủ tiếu khô với sự đậm đà của nước tương cùng bát nước lèo nóng hổi bên cạnh. Rau sống ăn kèm món này khác hoàn toàn với bún bò hay phở, gồm giá, xà lách, ngoài ra còn có hương thơm của lá hẹ, cần tây và sự thanh mát của cải cúc… Món ăn này có mức chênh lệch khá cao giữa lề đường với những quán có thương hiệu. Một bát hủ tiếu có thể có giá từ 20.000 đến 100.000 đồng.

Hủ tiếu gõ cũng là món ăn phố nổi tiếng ở Sài Gòn. Tên gọi của món ăn bắt nguồn từ tiếng gõ lóc cóc vào mỗi chiều tối của những người bán. Nếu mới vào Sài Gòn, bạn sẽ ngạc nhiên trước âm thanh lóc cóc vang lên từ hai thanh tre. Đó đích thị là tiếng rao mời của hủ tiếu gõ. Nếu hủ tiếu Nam Vang là món ăn mắc tiền thì hủ tiếu gõ chính là món ăn lót dạ của giới công nhân, sinh viên khi tan tầm hay đêm muộn.

Chủ nhân của những chiếc xe hủ tiếu gõ không bao giờ là người miền Nam, mà thường từ miền Trung vào Nam lập nghiệp. Bát hủ tiếu có đầy đủ các thành phần như bánh hủ tiếu, giá chần, thịt heo, bò viên, nước lèo… Nghệ thuật của món ăn này được thể hiện qua việc thái thịt, từng lát thịt được thái mỏng như tờ giấy. Nhưng, ăn hủ tiếu không phải vì mê ăn thịt, người ta thích vì sự thuận tiện, luôn được phục vụ tận nơi với bát hủ tiếu đầy ắp còn bốc khói nghi ngút. Đơn giản là thế, nhưng với những người dân Sài Gòn, mỗi khi đi xa lại nhớ quay quắt tiếng lóc cóc quen thuộc của món ăn bình dân này.

Bánh canh

Đây là món ăn phong phú nhờ sự biến tấu với nhiều nguyên liệu như: giò heo, bò viên, cua, ghẹ, tôm sườn hay tôm nước cốt dừa… Chính nhờ sự phong phú đó mà món ăn này trở nên quen thuộc trong thực đơn ăn vặt của người Sài Gòn. Nước dùng bánh canh sánh, hơi sền sệt được nấu chung với sợi bánh làm từ bột gạo hoặc bột lọc cùng nguyên liệu ăn kèm..

Nếu muốn ăn bánh canh giò heo, bạn có thể ghé đến đường Nguyễn Phi Khanh (quận 1), bánh canh ghẹ thì ghé cầu Bông (quận Bình Thạnh), bánh canh cá lóc đến đường Nguyên Hồng (quận Gò Vấp), bánh canh tôm nước cốt dừa ở gần cầu Kiệu (quận 3)…

Các món cuốn

Có thể nói, Sài Gòn là nơi hội tụ của các món cuốn với rất nhiều loại cho bạn lựa chọn, từ cá lóc nướng trui, cá lóc hấp bầu cuốn bánh tráng nổi tiếng của người miền Tây, món cá nục hấp cuốn bánh tráng của người Trung, hay các món thịt luộc, nem nướng, bò lá lốt…. Đó còn chưa kể đến món bánh khọt, bánh xèo ăn kèm với bánh tráng, rau sống đặc trưng của người dân nơi đây.

Tuy về hình thức giống nhau, nhưng nếu để ý, bạn có thể nhận ra được sự khác nhau trong món cuốn của người Trung hoặc người Nam. Đó là người miền Nam thường cuốn kèm với bún tươi, riêng người miền Trung thì không có hoặc rất ít. Một điểm nữa là người miền Trung thường chấm với nước lèo, mắm nêm, riêng người miền Nam thì ăn với nước mắm pha chua ngọt.

Theo eva

Xôi Sài Gòn, Xoi Sai Gon

Xôi Sài Gòn

Xôi mặn Sài Gòn “quý tộc” hơn xôi ngọt với gà quay, xá xíu, lạp xưởng.

Sài Gòn mang nhiều nét đặc trưng tổng hợp về văn hoá cũng như nếp ăn nếp ở của người miền Nam. Trong đó, về góc độ ẩm thực, món xôi Sài Gòn là đặc trưng gần gũi nhất với nhiều loại xôi đa dạng đang rất thịnh hành.

Không như Hà Nội phân biệt xôi đỗ xanh, xôi lạc, xôi ruốc, xôi gấc, xôi giò, chả…, xôi Sài Gòn được chia thành hai loại rõ ràng: xôi mặn và xôi ngọt. Xôi ngọt có “thâm niên” hơn xôi mặn vì khẩu vị người miền Nam thích ăn ngọt và béo. Sau này để phù hợp khẩu vị dòng người tứ xứ đổ về; đặc biệt khi xôi nghiễm nhiên trở thành món fast food bên cạnh gà rán KFC, bánh mì Lotteria… thì xôi Sài Gòn đã được chú ý “tỉa tót” thành món mặn.

Xôi là món ăn đầu hẻm của người Sài Gòn. Mở mắt ra đã nghe tiếng rao “Xôi ơ!”, chị đội thúng xôi rảo bước thoăn thoắt qua những con hẻm rồng rắn như một trận đồ. Đứa bé lên ba, đứng trong nhà chìa tiền qua song cửa cũng mua được xôi. Người giàu hay nghèo, sang hay hèn đều có thể thưởng thức được xôi Sài Gòn bởi sự linh động của người bán. Giá từ ba, năm, bảy ngàn đền mười, hai mươi ngàn đồng… đều được chấp nhận.

Gạo nếp nấu một, nở hai nở ba; thêm chút phụ liệu như đậu, đường, dừa, trứng cút, chả, hành phi… là thành gói xôi ngon miệng. Ở góc phố của quận 1, trung tâm thành phố có cụ Nguyễn Thị Kiệm bán xôi bắp sáu mươi năm nuôi cả đàn con vào đại học. Thúng xôi bắp quá nửa thế kỷ của cụ khiến ai đi xa cũng nhớ về. Thậm chí khách nước ngoài cũng tìm đến thưởng thức, có người còn mua mang về nước làm quà. Xôi bắp cụ Kiệm có hạt bắp bung vừa phải, nếp bao quanh trắng ngần vừa đủ “mở mắt”, hành phi thơm ngạt ngào, đậu xanh dẻo dai béo ngậy xắn lát mỏng tang to bè mà không hề bị gãy…

Ngoài nếp, xôi mặn còn có kèm những món đắt tiền hơn xôi ngọt như: thịt gà, hạt sen, trứng cút, xá xíu, lạp xưởng, thịt heo chà bông (ruốc)

Người Sài Gòn cũng dễ tính với chuyện ăn xôi nguội. Xôi Sài Gòn không cần ủ kín như xôi Hà Nội, sáng sớm chỉ yêu cầu hạt xôi âm ấm. Xôi ngọt thì có xôi đậu xanh, đậu đen, đậu phộng (lạc), xôi gấc, xôi lá cẩm, xôi vò… Nguyên liệu chung của xôi ngọt gồm nếp, dừa, đường, muối mè, lá dứa… còn cái đặc trưng để phân biệt xôi này, xôi kia có đậu xanh, đậu đen, đậu phộng, lá cẩm…với hương vị chung là nếp dẻo, đậu bùi, mè thơm, dừa béo… Nguyên liệu xôi ngọt chủ yếu là thực vật, ngũ cốc nên giá “mềm” hơn xôi mặn.

Xôi mặn Sài Gòn “quý tộc” hơn với gà quay, xá xíu, lạp xưởng… Ngoài nếp, xôi mặn còn có kèm những món đắt tiền hơn xôi ngọt như: thịt gà, hạt sen, trứng cút, xá xíu, lạp xưởng, thịt heo chà bông (ruốc)… Phụ liệu kèm theo thường có đậu xanh xào mỡ, mỡ hành hoặc hành phi thơm giòn. Giá xôi mặn bao giờ cũng đắt hơn xôi ngọt, ít nhất gấp hai lần. Chẳng những là món điểm tâm, xôi mặn còn được nhiều người dùng thay bữa chính khi không có thời gian hoặc bị nhỡ bữa.

Trước đây khi lá chuối còn bán tràn lan ngoài chợ, người ta gói xôi bằng lá chuối. Xôi gói bằng lá chuối vừa được ủ nóng lâu, vừa thơm thơm mùi đồng nội, nhắc nhớ món ăn quê nhà không thể nào quên. Tuy nhiên, theo tốc độ công nghiệp hoá, đất nông nghiệp thu hẹp, lá chuối thưa thớt dần trong những chuyến xe chở hàng toả về các chợ mỗi sớm tinh sương. Thế là người ta gói xôi bằng túi nylon bao quanh miếng giấy báo hoặc dùng hộp xốp.

Khi cuộc sống khá dần lên, người ta cũng nghĩ đến chuyện phục hồi cái cũ để làm cái lạ. Xôi gói bằng lá chuối lại trở thành “đặc sản”. Ngày nay, xôi lá chuối không chỉ theo cô hàng rong với gióng gánh kẽo cà kẽo kẹt, theo bà đẩy nồi xôi bảy tám màu bốc khói ngạt ngào qua từng con phố mà xôi lá chuối xuất hiện dưới dạng chuỗi nhà hàng sang trọng, người bán xôi mặc đồng phục trông rất chuyên nghiệp.

Ngoài “Xôi lá chuối” là “Xôi thằng Bờm” mà khởi xướng 2 thương hiệu này đều là 2 cô gái trẻ thuộc thế hệ 8X. Chỉ ra đời trong thời gian ngắn, Xôi lá chuối, Xôi thằng Bờm đã đáng mặt tranh khách với các hàng “xôi truyền thống” Sài Gòn như: xôi mặn Bùi Thị Xuân, xôi vò Minh Châu, xôi bánh Như Lan. Xôi lá chuối có hàng chục loại như: xôi sầu riêng, xôi bảy màu, xôi Thái Lan, xôi bắp Thượng Hải… có giá từ 10-20 ngàn đồng/gói, khách có thể ăn tại chỗ hoặc mang về.

Có thể nói, xôi lá chuối cũng như các món cá kèo, ếch nhái, cua đồng, rau muống, rau càng cua… từ sông ngòi, ao chuôm, đồng ruộng…đã theo nhau về phố, vào nhà hàng để được nâng lên thành đặc sản. Quay về “hương đồng gió nội” nhưng với một hình thức khác, một vị thế khác mang phong cách ẩm thực riêng làm ấm lòng người Sài Gòn lẫn du khách khi thưởng thức thứ quà vừa bình dân vừa “quý tộc” này.

Chè Trôi Nước Bột Báng * Sai Mon Thi Dan

1 gói (14oz. – 400gr) bột báng hiệu con cá (hiệu này thật ngon và sạch)

–nấu nước thật sôi đổ ra 1 cái tô khoãng 1 cup hoà với đường và muối – khi còn nóng đổ ngay vô thau bột báng – thấy bật nước chưa tới đâu thì thêm nước sôi thêm vô cho cao hơn mặt bột báng độ 1/2 đốt ngón tay (như mình đong nước nấu cơm) – khuấy đều rồi đậy nắp để nỡ 2 giờ – trong thời gian này thì nấu đậu làm nhân.

–sau khi bột báng nỡ – dùng thìa khuấy bột lên cho dẽo + thêm 2 tsp bột năng – nếu thấy dính cục nặng tay thì thêm tí nước ấm còn lại từ từ ít một vào – cho đến khi mình được độ dẽo bắt bánh.

–Chia bột báng ra làm 25 phần – cán mõng – vo viên nhân đậu ở giữa – để vô khay, chờ nắn xong hãy luộc.

–để nồi nước nhiều thật sôi hãy thả độ 10 viên vô luộc đến khi thấy vỏ trong thì vớt ra cho vào nồi nước đường gừng nấu sẵn –

–đun sôi nồi chè lên rồi hãy tắt bếp như thế sẽ không bị hư.

1 gói đậu xanh rửa lại với nước ở sink nhiều lần

1 lon nước cốt dừa đun sôi – đổ vào đậu xanh 2/3 phần cốt dừa rồi thêm nước ấm cho ngập đậu cao hơn khoãng 1/2 đốt ngón tay + 1 tsp muối = để đậu nỡ 1giờ.

Bắt nồi đậu nỡ lên nấu – khi cạn – hạ lửa đậy nắp để 10 phút đậu chín – cho 1 cup đường rồi tán hay xay nhuyễn –

cho ra chảo non-stick sên cho ráo đậu – phi ít mỡ hành – đổ ra để nguội rồi hoà vào đó 2 tsp bột tàn mì (wheat starch hay bột nếp rang/Koh-Fun) hoà tan rồi cho vô đậu – tiếp tục sên 5 phút đậu sẽ không còn dính chảo nữa – dích nhân ra khay đậy nylon wrap phủ hết để không khô đậu rồi để nguội – chia nhân và vo viên.

Đậu nêm vừa ngọt ngọt và béo thêm tí mặn mòi thì ngon lắm.

1/3 lon nước cốt dừa để dành lại sau khi cho 2/3 lon vô đậu xanh thì mình đun sôi lên + muối + đường, nêm sao cho vừa ngọt ngọt mằn mặn béo béo – có thể cho chút bột báng nỡ của phần vỏ vào cho nước cốt được sền sệt – sau cùng xắt nhỏ 1 tép hành lá cho vào nước cốt dừa – để sôi lại thì tắt bếp đổ ra chén chờ khi ăn rưới lên chè 1 ít.

Múc 1 viên chè trôi nước bột báng ra chén cho ít cốt dừa lên trên.

Kinh nghiệm= nên đeo găn tay nhựa loại trong này thì bắt bánh rất dể – bột bánh sẽ không dính tay – Đeo găn tay vào, rửa tay lại với soap cho sạch rồi thoa ít dầu vào găn tay – xong là ta có thể bắt hết bánh mà không dính tay.

** Nếu thích làm bánh trôi nước bột báng lá dứa thì xay lá dứa vắt lấy nước – đong lường như trên rồi đổ vô thau bột báng. Vỏ bánh sẽ có mầu xanh nhè nhẹ và thơm mùi lá dứa.

Chúng ta cũng có thể làm bánh có mầu tím của lá cẫm cũng ngon và đẹp nữa.

4 Món Cháo Bình Dân Được Ưa Thích Ở Sài Gòn, Chao Ngon Sai Gon

4 món cháo bình dân được ưa thích ở Sài Gòn

Cháo trắng, cháo lòng, cháo bò viên… là những món nóng hổi, dễ ăn, rất ngon miệng và được nhiều người ưa thích.

Trong văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn, cháo được xem như là một trong những món ăn đường phố ngon miệng có mức giá bình dân nhất. Bạn có thể dễ dàng thưởng thức một bát cháo nghi ngút khói trên bất kỳ con phố hay một hẻm nhỏ nào đó giữa thành phố đông đúc này.

Cháo sườn

Bát cháo trắng, sánh, lấp ló vài miếng sườn non hồng hồng, nghi ngút khói. Nếu muốn dậy mùi, bạn có thể thêm một ít tiêu và hành mùi. Vị thơm, béo… sẽ khiến bạn không thể nào cưỡng được, nhất là khi đang lên cơn đói cồn cào.

Ăn một thìa cháo sẽ thấy ngọt dịu trong cổ họng. Cái ngọt từ xương, thịt, từ hạt gạo chứ không phải cái ngọt lợ của bột ngọt hay đường. Bí quyết để có nồi cháo sườn ngon cũng không khó, nhưng nó đòi hỏi sự cần mẫn của người chế biến. Sườn nấu cháo phải chọn loại sườn non được ninh nhừ để thịt mềm nhưng không nát. Gạo nấu cháo chọn loại thơm, dẻo được ninh với nước hầm sườn heo nên khi ăn, cháo có vị ngọt tự nhiên của nước hầm xương.

Phần hấp dẫn nhất của bát cháo chính là sườn non. Chỉ khẽ chạm chiếc thìa vào, từng sớ thịt mềm có thể tơi ra. Nếu bạn nào thích ăn sụn thì còn cảm nhận được cái giòn sần sật, tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn.

Địa chỉ: Quán nằm trên vỉa hè, đối diện chợ Tân Định – đường Hai Bà Trưng (quận 1). Mỗi bát cháo ở đây có giá 15.000 đồng. Bán từ 17h đến khoảng 22h hằng ngày.

Cháo lòng

Cháo lòng là món ăn bình dân trong đời sống hàng ngày của người Sài Gòn. Mặc dù có mức giá khá mềm nhưng những bát cháo vẫn đầy đủ các thành phần như lòng, gan, dồi, lưỡi, thịt nạc, xương… Tất cả các nguyên liệu được chần qua nước sôi trước khi cho vào bát cháo nóng hổi, bên trên rắc một ít hành, ngò rí, tiêu…

Một bát cháo lòng tạo cảm giác vừa miệng khi có lòng non trắng nõn, đặc, giòn và hơi dai, dồi rán giòn vàng, cuống họng có rất nhiều sụn ăn sần sật mà không quá béo. Bên cạnh đó, bát cháo có thể thêm giò, quẩy để tạo cảm giác không bị ngấy. Bạn cũng có thể gọi một đĩa lòng để ăn thêm.

Trong cái khí trời ẩm ướt hơi se lạnh sau khi mưa, hay những khi đi chơi khuya về, sẽ không gì ấm bụng hơn khi được thưởng thức một bát cháo lòng bốc khói. Bạn có thể ghé đến địa chỉ: 144 Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Phú Nhuận, TP HCM.

Cháo bò viên

Không nổi tiếng như các quán cháo lòng, cháo cá lóc, cháo gà, cháo mực nhưng cháo bò viên vẫn có sức quyến rũ rất riêng. Trong bát cháo, ngoài bò viên còn có tiết lợn và giò chéo quẩy. Bưng bát cháo nghi ngút khói, cho vào một ít tiêu, giá tươi và hành ngò, kèm với đó là một chén gừng tươi thái sợi và một chén tương đen để chấm bò viên, bạn sẽ thực sự hài lòng.

Theo những tín đồ mê món ăn này thì phần hấp dẫn nhất của tô cháo chính là bò viên. Những miếng bò viên thơm, dai, giòn sần sật hòa với vị tương đen càng tăng thêm sự khác biệt cho món ăn.

Địa chỉ: Con hẻm nhỏ bên cạnh chung cư Lê Hồng Phong, đường Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP HCM.

Cháo trắng

Trong 4 loại cháo kể trên thì cháo trắng là món nổi tiếng và được nhiều người ưa thích nhất. Ở Sài Gòn, cháo trắng thường tập trung hình thành nên những con phố nổi tiếng như: Nguyễn Tri Phương, Hải Thượng Lãn Ông (quận 5), ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), khu vực đường Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận), ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình)… những hàng quán này luôn đông khách cho dù là 2-3h sáng.

Cháo trắng hấp dẫn thực khách bởi nó dễ ăn và vì sự phong phú của các nguyên liệu ăn kèm. Rất nhiều thức ăn cho bạn chon lựa, từ trứng vịt muối, cá kho, đến chà bông, tép rang, dưa mắm… khách miền Trung ưa mặn chọn dưa mắm hoặc trứng vịt muối, người miền Nam thích ngọt đã có lọ đường và đĩa cá cơm kho…

Địa chỉ: Cháo trắng Hàng Xanh – góc đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đoạn qua ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), đường Nguyễn Tri Phương, quận 5…. Mỗi bát cháo trắng thường có giá 5.000 đồng đến 10.000 đồng chưa tính thức ăn gọi kèm.

Theo ngoisao

Từ khóa bài viết: “”4 món cháo bình dân được ưa thích ở Sài Gòn””