Xu Hướng 3/2023 # Trổ Tài Làm Gà Tây Nướng Ngon Ngất Ngây # Top 6 View | Raffles-hanoi.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Trổ Tài Làm Gà Tây Nướng Ngon Ngất Ngây # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Trổ Tài Làm Gà Tây Nướng Ngon Ngất Ngây được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhắc đến gà tây, chắc chắn không thể bỏ qua món gà tây nướng trứ danh, không thể thiếu trên bàn tiệc đêm Giáng sinh tại các quốc gia phương Tây. Bên cạnh đó, gà tây còn được chế biến thành nhiều món ngon như: Gà tây quay, gà tây xốt chanh leo, gà tây nhồi thịt đút lò, gà tây hầm khoai lang, gà tây xốt xì dầu, gà tây nướng mật ong… Giờ thì, cùng vào bếp và học cách nấu gà tây ngon đổi vị cho cả gia đình ngay thôi nào!

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm gà tây

1 con gà tây

500g khoai tây

500g cà rốt

1 củ hành tây

100g gừng

1 quả chanh vàng

Xì dầu, hạt tiêu, rượu vang đỏ, đường, xốt cà chua, mật ong, dầu ô liu

Chế biến món gà tây nướng

Sơ chế nguyên liệu

Gà tây bạn làm sạch, rồi dùng muối chà xát lên thân gà cho đều rồi rửa sạch lại với nước. Tiếp theo, bạn bỏ phần đầu, phần cổ, chân gà và làm sạch phần bụng gà. Sau đó, dùng khăn giấy lau khô.

Gừng bạn đem gọt, cắt lát mỏng.

Hành tây bóc sạch vỏ, cắt sợi, ngâm với nước lạnh rồi vớt ra để ráo.

Cà rốt và khoai tây bạn đem gọt sạch vỏ, rửa sạch, rồi cắt thành từng miếng vuông.

Chanh vàng rửa sạch và cắt khoanh mỏng.

Bạn cho gà tây vào khay lớn, rồi cho hạt tiêu, xì dầu, rượu vang đỏ, đường, dầu ô liu, xốt cà chua, mật ong, gừng thái lát cùng hành tây cắt sợi vào thịt gà. Dùng tay trộn đều gia vị khắp mình gà. Tiếp theo, bạn ướp gà trong khoảng 3 tiếng để gà ngấm gia vị. Để cách nấu gà tây ngon hơn, bạn nên bọc gà tây lại bằng giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm rồi cho gà vào ngăn mát tủ lạnh để qua một đêm sau đó thực hiện bước tiếp theo.

Sau khi ướp xong, bạn lấy gà ra, cho phần khoai tây và cà rốt cắt khối nhồi vào bên trong bụng gà rồi đặt lên khay nướng. Lưu ý, chỉ cho hơn một nửa cà rốt, khoai tây cắt vào, phần còn lại bạn đem rải đều trên khay nướng cùng với những lát chanh vàng cắt mỏng.

Trước tiên, bạn bật lò ở nhiệt độ 200 độ C trong 10 phút để làm nóng lò. Tiếp theo, bạn đặt khay gà vào nướng khoảng 1 tiếng. Thỉnh thoảng, khoảng 20 phút bạn mở lò nướng, phết mật ong lên trên để gà có được màu vàng nâu óng ánh. Nướng đến khi gà tây chín thì bạn lấy ra và dọn lên để mọi người cùng thưởng thức được rồi đấy!

Du Lịch An Giang Thử 10 Món Ngon ‘Ngất Ngây Con Gà Tây’

Thường thì người ta rất ít khi du lịch vào mùa đông nhưng với những người trẻ cứ-thích-là-nhích như tôi thì quanh năm, lúc nào cũng là mùa du lịch.

Du lịch An Giang thử 10 món ngon ‘ngất ngây con gà tây’

Cầm lòng sao được khi cứ độ tháng 10 hay 11, đến mùa nước nổi là rừng tràm Trà Sư ở An Giang lại xanh và đẹp hút hồn đến không ngờ?

Không lúc nào An Giang lại quyến rũ như mùa này. Chuyến phượt đến An Giang 5 ngày vừa qua tuy không dài nhưng đủ sức làm tươi mới tâm hồn và suy nghĩ của tôi.

Một ngày nắng đẹp như tuyệt vời hơn khi được ngồi ghe nhỏ lướt nhẹ trên mặt nước phủ kín những lá bèo li ti, xanh tươi, ngắm rừng tràm bủa vây bốn bề, đâu đó có tiếng chim hót ríu rít. Hay lên núi Cô Tô ngây ngất trong khung cảnh mê đắm của núi đồi, ngồi bên bờ hồ Hoài So phẳng lặng theo đuổi những dòng suy nghĩ miên man. Đôi khi tuổi trẻ chỉ cần có những phút giây như vậy.

Và ẩm thực đất An Giang cũng rất biết cách làm vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi với đủ thứ đặc sản ăn một lần thôi là ghiền mãi. Khá khen cho ai đó đã sáng tạo ra những món ăn dân dã mà ngon đến nao lòng như vậy.

Cơm tấm – Lý Tự Trọng

Cơm tấm trên đường Lý Tự Trọng là quán cơm ngon bậc nhất thành phố Long Xuyên. Buổi sáng thanh bình đầu tiên của tôi tại An Giang trở nên đáng nhớ và dễ thương xiết bao nhờ đĩa cơm tấm ngon trứ danh này.

Bún cá Châu Đốc – gần khu chùa Bồ Đề

Không giống như một số quán cơm tấm ở Sài Gòn, thịt nướng ở đây được thái lát dài và mỏng, không tạo cảm giác “choáng ngợp” cho người ăn mà rất lạ lẫm. Ngoài thịt, đĩa cơm tấm ở đây còn có trứng kho màu gạch trông rất ngon nữa. Đĩa cơm tấm khá đơn giản khi không có nhiều nguyên liệu ăn kèm, chỉ có sườn, trứng, bì và đồ chua thôi.

Đi du lịch khá nhiều, tôi nhận ra rằng một số vùng miền ở Việt Nam có món bún cá. Nhưng mỗi lần phát hiện thêm thì tôi như được dẫn dắt đến một thế giới hoàn toàn mới vậy. Như với bún cá Châu Đốc, nét đặc trưng nằm ở mắm ruốc hòa với nước lèo tạo nên hương vị khó trộn lẫn.

Lẩu mắm – đối diện bến xe Long Xuyên hoặc chợ Châu Đốc

Nước lèo trong, có vị ngọt từ xương cá, lại còn đậm đà vị ruốc và đặc biệt không hề tanh. Đã thế lại còn có những lát cá và thịt heo quay thật hấp dẫn, đủ loại rau ăn kèm đa dạng nhưng không thể thiếu bông điên điển của sông nước miền Tây. Và bạn biết không, khi ăn bún cá thì không thể thiếu một chén muối ớt và chanh nữa đấy. Chỉ diễn tả lại thôi mà tôi lại muốn phi ngay xuống An Giang để chén món bún cá cho đã rồi về.

Không cần phải nhắc cũng phải nhớ đến món lẩu mắm – linh hồn ẩm thực của các tỉnh miền Tây. Chỉ cần nếm qua món này, dù đang ở bất cứ nơi đâu cũng đủ làm tôi hồi tưởng lại rõ rệt những trải nghiệm ở vùng đất thân thương này. Nhưng được nếm lẩu mắm ngay tại một tỉnh miền Tây như An Giang thì mới đúng bài chứ nhỉ?

Lẩu trâu – quốc lộ 91

Cả nhóm chúng tôi ghé quán lẩu mắm ở đối diện bến xe Long Xuyên và không ngại ngần gọi một cái lẩu thật to. Nồi lẩu cứ nóng và sôi sùng sục, những con tôm màu đỏ cam tươi rói nổi bật trên các loại rau xanh tươi, húp một muỗng nước lẩu thì vị ngòn ngọt, mặn mặn, đậm đà lại thơm lừng mùi mắm Châu Đốc… Hạnh phúc của một phượt thủ chỉ đơn sơ như vậy thôi.

Không cần tính đến vị trí đầu bảng trong danh sách những món thịt giàu chất dinh dưỡng, tôi chỉ biết thịt trâu, đặc biệt là món lẩu trâu, ngon tuyệt vời và cứ “ám ảnh” tôi cho đến tận lúc về lại Sài Gòn cơ đấy.

Lúc đầu, vì đã quen ăn thịt bò nên khi nghe đến thịt trâu, tôi cũng hơi chùn bước, nhưng anh bạn “thổ địa” cứ một mực nài nỉ tôi nếm thử lẩu trâu cho “biết mùi An Giang”. Khi nồi lẩu trâu nóng hổi vừa được dọn ra, hương thơm quyến rũ bốc lên thì tôi không phải đắn đo gì nữa. Thịt trâu tươi nửa đen nửa đỏ thả vào trong nước lẩu, thêm sả và ớt trái vào cho dậy mùi cùng đủ loại rau còn rất tươi.

Bò bảy món – núi Sam

Khi múc ra chén ăn cùng với bún tươi, tôi hoàn toàn “đứng hình” vì thịt trâu không có vị đậm như thịt bò nhưng độ thơm ngọt thì chẳng hề thua kém; ăn với nước chấm cơm mẻ chua chua ngọt ngọt thì không thể nào chối từ được nữa.

Dạo chơi vùng núi Sam từ sáng đến chiều, vừa mệt lừ vừa đói bụng, thật may mắn khi có bò bảy món nổi tiếng cứu đói. Không biết dùng từ gì cho đúng để diễn tả cảm giác được thưởng thức những món bò ngon ngây ngất khi đang đói đến lả người.

Xôi phồng – Chợ Mới

Bò bảy món gồm những món như lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo đầu bò, bò khía bánh mì, bò xào lá vang, bò bít tết và bò lúc lắc. Đi với nhóm nhiều người nên chúng tôi chẳng ngại mà gọi thật nhiều để ăn cho bõ công đi. Thịt bò ở đây mềm, vị ngọt rất tự nhiên nên chế biến theo kiểu gì cũng ngon, như thịt bò xào lá giang có vị ngọt của thịt bò quyện vị chua thanh và dịu của lá giang, cùng vị cay thơm của tiêu bột, cay nồng của ớt, béo bùi của đậu phộng rang và nước cốt dừa.

Đến Chợ Mới, tôi có chút ngạc nhiên vì món ăn có hình cầu, to, màu vàng nâu bắt mắt, nằm gọn trên một chiếc đĩa và to như bóng đèn đường. Hỏi người bán hàng thì mới biết đó chính là xôi phồng.

Bún nước kèn Châu Đốc – Phan Văn Vàng

Những hạt nếp của món xôi phồng vừa dẻo vừa thơm, lại có màu vàng ươm, thơm, ăn rất ngon khi chấm cùng tương ớt, xì dầu hay đôi khi ăn không để thưởng thức trọn vẹn độ ngon. Món ăn sẽ càng tuyệt vời hơn khi chúng tôi ăn kèm với gà quay dai dai, ngọt ngọt, được làm thủ công nên vẫn giữ được hương thơm và mùi vị đặc trưng.

Bấy nhiêu đây món vẫn chưa nói lên hết được tinh túy và cái hồn của ẩm thực xứ An Giang nếu như bạn chưa thử qua món bún nước kèn Châu Đốc. Phần nước dùng có màu vàng tươi và đục nên vừa nhìn qua, tôi cứ tưởng đây là… bún cà ri.

Bánh bò thốt nốt

Hương vị là lạ của món bún nước kèn đến từ nhiều thành phần tươi ngon như thịt cá rô đồng săn chắc để tạo ra độ ngọt cho nước, hành phi, các loại gia vị như bột cà ri, đinh hương, quế, bột cá và bột kroeung – một loại gia vị của người Khmer. Một ít xà lách, bắp chuối, giá, quế sẽ làm tô bún càng thêm đặc sắc hơn, ăn mãi vẫn thấy thèm.

Chiếc bánh này dạo gần đây rất đình đám ở Sài Gòn khi không chỉ thơm ngon mà lại rẻ, cực kì hợp lí cho bữa ăn vặt nhẹ nhàng.

Thốt nốt ướp lạnh

Tò mò hỏi người bán về công thức làm bánh, tôi được biết rằng muốn bánh ngon thì bột bánh phải được chế biến từ gạo đặc chủng Nàng Nhen – loại chỉ canh tác được ở vùng Bảy Núi, còn trái thốt nốt làm bánh phải có cơm dày, không mỏng cùi. Một chiếc bánh thốt nốt thật chuẩn thì phải có màu vàng tự nhiên, mùi thơm lừng, vị ngọt, béo. Có lẽ vì vậy mà hành lí của tôi lúc về lại đùm đề thêm rất nhiều bánh bò thốt nốt làm quà cho gia đình và bạn bè đấy.

Top 3 Tiệm Tàu Hủ Siêu Béo Mịn Ngất Ngây Con Gà Tây

Tàu hủ tại làng Đại học Thủ Đức, hay tàu hủ thập cẩm phố Ao Sen và cả tàu hủ trứng bắc thảo luôn là món níu chân biết bao con người, biết bao thế hệ học sinh.

Nếu đã thưởng thức qua 3 món tàu hủ trứ danh này chắc chắn bạn là một người rất sành ăn đấy.

1. Tàu hủ nức tiếng làng Đại Học

Đã là sinh viên của khu làng đại học quốc gia phải một lần thử qua món tàu hũ của cô Ái, nằm ở vị trí phía sau cổng trường đại học Thể dục Thể thao.

Bạn từng thưởng thức tàu hủ cô Ái chưa?

Tồn tại hơn 20 năm nay, vẫn địa điểm quen thuộc, hàng “tàu hũ truyền thuyết” của cô Ái đã chứng kiến biết bao thế hệ đến và đi tại ngôi trường này.

Chỉ một gốc nhỏ trên vỉa hè, ấy vậy mà chiếc xe đẩy bán tào phớ, đậu hũ thập cẩm của cô Hương trên phố Ao Sen lại đông đúc người đến ăn. Mỗi ngày cô Hương bán “sương sương” vài nghìn bát cho các sinh viên ở quanh trường ĐH Kiến Trúc và Bưu Chính.

Tào phớ là món ăn thích hợp cho những lúc thời tiết nóng, bởi vì tào phớ có tính mát, giúp hạ hỏa ngay tức thì.

Có hương mà không có vị nhưng tàu hủ trứng bắc thảo lại trở thành siêu phẩm cực hot của cô Hai, thu hút rất đông người đến mua mang về hoặc dùng tại chỗ.

Tàu hủ được quán làm bằng trứng, bắc thảo và những nguyên liệu bí mật khác, sau đó hấp chín rồi để cho đông lại, sau đó khi có ai mua quán sẽ lấy phần đậu hũ đi chiên.

Những món ăn vặt gắn liền với lứa tuổi học sinh:

Hoa quả dầm: Trái cây mà ai chẳng thích, đã thế còn được trộn chung với nhau cùng với nước sốt sữa chua ngọt ngây làm say lòng các bạn học sinh.

Trà sữa là món uống ruột của các cô cậu học sinh và cả nhiều người ở mọi lứa tuổi.

Ốc là món ăn mà các bạn trẻ thường tụ tập, rủ rê nhau cùng tụm lại vừa ăn vừa tám chuyện.

Bánh tráng trộn hầu như ở cổng trường nào cũng có gánh hàng rong bán bánh tráng trộn vì thế đây là món ăn gắn với tuổi thơ của nhiều thế hệ.

Cách Làm Món Gà Chiên Mắm Tỏi Ngon Ngất Ngây

Thịt gà là loại thịt được ưa chuộng và có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Một trong những món ăn chế biến từ thịt gà được nhiều người yêu thích là gà chiên mắm tỏi. Vị thơm ngon đậm đà đặc trưng của món gà chiên mắm tỏi sẽ khiến bạn không thể cưỡng nổi khi vào bữa ăn đấy.

Để làm được món gà chiên mắm tỏi siêu ngon cần làm theo những bước sau (suất dành cho 4 người ăn):

Chuẩn bị nguyên liệu làm món gà chiên mắm tỏi

Đùi gà hoặc cánh gà

2 củ tỏi: Bóc vỏ, giã nhỏ

1 quả ớt tươi

1 củ gừng

Rượu trắng

Muối hạt

Sơ chế nguyên liệu gà chiên mắm tỏi Bắt đầu làm món gà chiên mắm tỏi

Gia vị: Nước mắm, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn

Dùng rượu trắng, muối hạt, gừng giã để xát gà cho sạch và khử mùi hôi của gà. Gà sau khi rửa sạch, các bạn chặt miếng nhỏ vừa ăn, ướp thêm 1 -2 thìa nước mắm, 1/2 thìa hạt tiêu, 1/2 thìa mì chính, 1 thìa dầu ăn, 1 ít gừng, tất cả trộn đều vào nhau, ướp trong vòng 15 phút.

B1: Dùng chảo lòng sâu cho lên bếp, đổ dầu ăn rồi đun cho đến khi dầu nóng già.

B2: Gắp từng miếng thịt gà cho vào chảo dầu rán, cho đến khi nào gà chín giòn và có màu vàng đều đẹp mắt. Sau đó gắp gà ra đĩa có lót giấy thấm dầu.

B3: Vẫn dùng chảo dầu vừa rán gà, cho tỏi vào cùng với 1 thìa nước mắm phi đến khi tỏi vàng thơm. Sau đó cho gà đã rán vàng vào đảo, cho thêm gia vị vừa ăn vào, để lửa to, đảo nhanh tay, gần tắt bếp cho ớt vào.

Lưu ý:Gà khi mua về dùng rượu trắng, muối hạt, gừng giã để xát gà cho sạch và khử mùi hôi của gà. Gà sau khi rửa sạch, các bạn chặt miếng nhỏ vừa ăn, ướp thêm 1 -2 thìa nước mắm, 1/2 thìa hạt tiêu, 1/2 thìa mì chính, 1 thìa dầu ăn, 1 ít gừng, tất cả trộn đều vào nhau, ướp trong vòng 15 phút.

Món gà chiên mắm tỏi phải đảm bảo được gà chiên giòn, cắn một miếng cảm nhận được vị đậm đà của nước mắm quyện vào thịt, và bùi của tỏi, cay nồng của ớt. Món này ăn kèm cơm, hoặc bún tùy thích. Có thể chuẩn bị thêm 1 đĩa rau sống để ăn kèm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Trổ Tài Làm Gà Tây Nướng Ngon Ngất Ngây trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!