Bạn đang xem bài viết Trổ Tài Với Các Loại Bánh Làm Từ Bột Nếp Ngon Khó Cưỡng được cập nhật mới nhất trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chắc có lẽ nhờ mùi thơm thơm của gạo nếp mà các loại bánh làm từ bột gạo nếp đều có vị ngon khó cưỡng như bánh trôi, bánh “lúc lắc”, bánh nếp dâu kiểu Nhật… Lưu ý khi dùng bột nếp làm bánhMuốn có món bánh từ bột nếp ngon, bên cạnh sự khéo tay của người làm thì bột nếp cần được lựa chọn kỹ lưỡng. Bột nếp hay còn gọi là bột gạo nếp được xay từ hạt gạo nếp – chính là loại gạo dùng để nấu xôi. Nếu bạn có sẵn gạo nếp, cách tốt nhất là bạn mang chúng đi để xay thành bột, đây được gọi là bột nếp tươi. Tuy nhiên, ở thành phố khó có thể tìm được nơi nào để xay bột, cách này chỉ thích hợp nhất ở những vùng nông thôn. Bạn cũng có thể tự xay bột ở nhà nhưng có khá nhiều công đoạn để có thể ra được thành phẩm. Nhưng đừng lo, bạn có thể mua bột nếp được đóng gói sẵn, ở siêu thị có rất nhiều bột nếp loại này.
Bột nếp nếu không được sử dụng hết trong một lần, bạn có thể bảo quản để dùng cho lần sau. Bột cần được bảo quản ở nơi khô thoáng, đựng trong lọ hoặc hộp kín. Nếu bảo quản tốt có thể giữ bột sử dụng trong vòng lên đến 6 tháng.
Các loại bánh từ bột nếp vừa lạ vừa quenTrong gạo nếp có chất amylopectin, đây là một chất gây dính, vì vậy đặc trưng của bột nếp chính là dẻo, dai, có màu trắng tự nhiên của hạt gạo nếp. Cũng do vậy, mà bột nếp được sử dụng làm nguyên liệu cho rất nhiều món bánh. Các loại bánh từ bột nếp rất phong phú, bạn có thể làm những món bánh truyền thống như bánh ít, bánh rán, bánh trôi…giúp ta gợi nhớ đến tuổi thơ cho đến những món bánh hiện đại hấp dẫn.
1. Làm bánh trôi dịp Tết Hàn thựcTết Hàn thực của người Việt có phong tục kiêng nổi lửa, chính vì vậy những món ăn nấu chín để nguội được dùng để cúng tổ tiên với ý nghĩa con cháu hướng về nguồn cội. Bánh trôi, bánh chay chính là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày này.
Bột nếp: 500g
Bột gạo tẻ: 50g
Đường phên đã cắt hạt lựu: 100g
Vừng trắng rang: 2 thìa
Cách làm:
Bước 1: Nhào bột: Đổ bột nếp và bột gạo tẻ vào cùng một bát sau đó trộn đều. Đổ nước từ từ vào bát, vừa đổ nước vừa dùng thìa khuấy cho đến khi bột dẻo mịn và không dính tay thì dừng lại. Nếu bạn muốn tạo màu cho bánh trôi, bạn có thể tạo bột màu đỏ từ gấc, màu xanh từ trà xanh, màu hồng từ củ dền, màu nâu từ cacao…Bạn có thể tự sáng tạo màu bột bằng nhiều cách, tạo nên những viên bánh trôi nhiều màu sắc, thêm phần hấp dẫn.
Bước 2: Nặn bánh: Cho lượng nhỏ bột đã nhào ra tay, vê tròn sau đó ấn dẹt miếng bột. Tiếp theo đặt một viên đường đã cắt hạt lựu vào giữa, gấp nhẹ nhàng các mép bao viên đường lại rồi vê tròn. Làm tương tự cho đến khi hết bột.
Bước 3: Luộc bánh: Cho bánh đã nặn vào nồi nước đang sôi. Chờ cho đến khi bánh nổi lên nghĩa là bánh đã chín. Sau đó, bạn dùng muôi thủng vớt bánh ra âu nước lạnh, đợi một lúc cho bánh nguội hẳn rồi dùng muôi vớt bánh ra đĩa.
Bước 4: Bỏ thêm vừng và dừa nạo: Bạn chấm nhẹ ngón tay trỏ vào nước lạnh rồi chấm tay vào vừng rang sau đó chấm nhẹ vào bánh. Làm theo cách này vừng sẽ bám chặt vào bánh làm cho bánh đẹp hơn khi bạn dùng cách rắc. Thêm một chút dừa bạo nhỏ lên trên sẽ làm cho bánh có vị thơm hơn. Vậy là chỉ sau 4 bước đơn giản bạn đã hoàn thành xong món bánh trôi hấp dẫn cho ngày Tết Hàn thực rồi đó.
2. Bánh nếp chay – nhìn là muốn ăn ngayMón bánh nếp chay thanh đạm, có vị ngọt thanh chắc chắn sẽ khiến những ai nhìn thấy đều phát thèm.
Bột nếp: 300g
Đường: 3 muỗng canh
Lạc + vừng đen rang chín
Cách làm:
Bước 1: Cho bột vào bát tô, sau đó vừa cho nước vừa khuấy đều tay để bột không bị vón cục cho đến khi bột mịn đều, không dính tay.
Bước 2: Nấu một nồi nước. Trong lúc chờ nước sôi thì bạn nên nặn bánh để tiết kiệm thời gian. Bạn hãy nặn bánh thành những hình tròn dẹt vừa ăn tùy thích. Dùng tay ấn nhẹ ở giữa để trông chiếc bánh bắt mắt hơn.
Bước 3: Cho bánh đã nặn vào nồi nước đang sôi, chờ đến khi bánh chín thì vớt ra đĩa, sắp xếp cho đẹp mắt.
Bước 4: Rang lạc và vừng đen, sau đó giã lạc nhỏ vừa rồi trộn với vừng đen. Rắc hỗn hợp này lên trên bánh là bạn đã có món bánh nếp chay ngon tuyệt vời. Quá đơn giản phải không?
3. Bánh bột nếp rán thơm giònNếu bạn sống, làm việc ở Hà Nội thì chắc hẳn bạn không còn lạ lẫm gì với những chiếc bánh rán “lúc lắc” vàng ươm, giòn, thơm với nhân đậu xanh giá chỉ từ 1.000đ – 2.000đ trên khắp các phố phường Hà Nội. Bạn cũng có thể tự làm món ăn vặt này ngay tại nhà bất cứ lúc nào với hướng dẫn sau đây.
Bước 1: Ngâm đậu xanh trong nước 3 – 4 tiếng cho đậu nở. Sau đó hấp chín 15 phút kể từ khi nước sôi. Cho đậu vào cối giã thật nhuyễn.
Bước 2: Trộn đều 4/5 lượng đậu (để lại 1/5 lượng đậu dùng cho vào vỏ bánh) cùng với đường, dừa nạo và 1 muỗng canh dầu ăn. Sau đó chia thành 20 phần bằng nhau, vo tròn. Sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh để giữ cho phần nhân được khô ráo trong lúc chờ làm vỏ bánh
Làm vỏ bánh
Bước 3: Cho bột nếp, bột gạo, đường, đậu xanh, dầu ăn, bột nổi vào cùng một tô, trộn đều. Cho từ từ nước vào hỗn hợp này, vừa cho vừa nhào cho đến khi bột nhuyễn mịn, không vón cục và không dính tay.
Bước 4: Nặn bột thành một khối và để bột nghỉ khoảng 2 tiếng.
Nặn bánh
Bước 5: Sau 2 tiếng bạn xoa một ít dầu ăn vào tay để tránh bị dính bột vào tay, chia bột ra thành 20 phần bằng nhau rồi vo tròn từng phần lại. Tiếp theo bạn dùng tay ấn dẹt cục bột, cho nhân đậu vào giữa rồi lại vo tròn lại (chú ý không được để còn kẽ hở)
Bước 6: Lăn bánh qua vừng sống sau đó nhẹ nhàng vê tròn lại bánh một lần nữa để cho vừng có thể in chắc vào vỏ bánh tránh vừng bị rơi rụng khi rán.
Rán bánh
Bước 7: Bạn hãy cho thật nhiều dầu ăn vào chảo sao cho dầu ngập bánh. Đun dầu ăn nóng già sau đó cho bánh vào. Rán bánh bằng lửa nhỏ, dùng đũa quấy theo chiều kim đồng hồ để tránh bánh bị cháy. Lặp lại thao tác cho đến khi bánh chín vàng thì vớt bánh ra cho vào đĩa có lót giấy thấm dầu cho ráo mỡ là bạn có thể thưởng thức món bánh thơm ngon này rồi.
4. Bánh nếp dâu kiểu Nhật – sự kết hợp độc đáoKhông còn là những loại bánh luộc, rán truyền thống nữa, bánh nếp dâu kiểu Nhật là một trong các loại bánh từ bột nếp khá mới lạ và đặc biệt. Món bánh này là sự kết hợp độc đáo giữa ẩm thực Việt Nam và Nhật Bản.
Nguyên liệu: Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch dâu tây và cắt bỏ cuống, để ráo nước
Bước 2: Khi bạn có ý định làm món bánh này, hãy ngâm trước đậu đỏ trong vòng 3 – 4 tiếng trước, bạn cũng có thể ngâm đậu đỏ qua đêm. Sau đó, vớt đậu đỏ đã ngâm cho vào nổi, đổ ngập nước và đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 45 phút đến 1 tiếng cho đậu chín nhừ. Tiếp theo, bạn vớt đậu đỏ ra và dùng đũa cả đánh nhuyễn rồi trộn với đường nâu.
Bước 3: Cho bột ngô, bột nếp, đường cát trắng vào cùng một bát. Sau đó cho nước từ từ vào trộn đều. Hấp hỗn hợp bột từ 30 – 45 phút cho đến khi hỗn hợp dẻo quánh.
Bước 4: Rắc một lớp mỏng bột ngô vào khay. Cho hỗn hợp bột vừa hấp vào lăn qua
Bước 5: Cắt khối bột thành những hình vuông nhỏ. Quết một ít sốt đậu đỏ (đã chuẩn bị ở bước 2) lên miếng bột, sau đó đặt quả dâu tây lên. Gấp 4 cạnh lại rồi dùng 2 tay vo tròn khối bột là bạn đã có thành phẩm là món bánh nếp dâu kiểu Nhật vừa thơm ngon, vừa bắt mắt.
CommentsCách Làm Các Loại Bánh Ngon Đơn Giản Từ Bột Mì
Bột mì có thể dùng để chế biến rất nhiều loại bánh thơm ngon với cách làm đơn giản, chúng ta có thể thoải mái sáng tạo và biến tấu những chiếc bánh làm từ bột mì vô cùng dễ dàng. Hướng dẫn cách làm các loại bánh dễ làm từ bột mì dưới đây sẽ cho bạn thêm gợi ý để làm các món bánh thơm ngon.
Bột mì được biết đến là loại bột thông dụng nhất được sử dụng trong chế biến các loại bánh, được sản xuất từ lúa mì nên những loại bột này chủ yếu được dùng trong làm các loại bánh mì, bánh ngọt. Bột mì trong quá trình thực hiện xay nghiền từ những hạt lúa mì ngon hoặc qua một số loại ngũ cốc khác. Trải qua quá trình tách vỏ và cán, phôi được tách ra và phần còn lại của hạt lúa mì được nghiền nhỏ thành hỗn hợp bột mịn.
Bột mì là nguyên liệu làm ra nhiều món bánh thơm ngon và hấp dẫn
Bột mì chứa rất nhiều tinh bột, chất béo, đường, ngoài ra chúng còn chứa một số vitamin A, B1, B2, B3, E,… Chính vì vậy mà các loại bánh được làm từ bột mì sẽ cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng và rất nhiều dưỡng chất. Các loại bánh làm từ bột mì rất đa dạng như: bánh bao, bánh bông lan, bánh gato, bánh mì… Ngoài ra một số cách làm bánh từ bột mì được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm gợi ý thực hiện làm những món bánh thơm ngon, hấp dẫn, giàu dinh dưỡng để chiêu đãi bạn bè, gia đình. Cùng Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) xem các cách làm bánh từ bột mì cực kỳ đơn giản dưới đây nhé.
Cách làm bánh bông lan từ bột mì bằng nồi cơm điệnKhông cần sử dụng đến lò nướng nhưng những chiếc bánh bông lan thơm ngon mềm xốp vẫn được ra lò, với cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện làm bánh vô cùng đơn giản.
Làm bánh bông lan từ nồi cơm điện, tại sao không? (Ảnh: Internet)
Cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện đơn giản nhấtLàm bột bánh
Tách riêng lòng trắng và lòng đỏ trứng vào hai tô khác nhau, không để cho lòng trắng được lẫn tạp chất của lòng đỏ.
Dùng máy đánh trứng thực hiện đánh bông lòng trắng trứng ở tốc độ thấp, khi thấy xuất hiện các bọt khí thì cho thêm một ít muối vào đánh với tốc độ cao hơn. Cho đến khi thấy các bọt khí trong lòng trắng trứng nhỏ dần thì cho đường vào từ từ rồi tiếp tục đánh cho lòng trắng nổi bông cứng lên là được.
Phần lòng đỏ trứng cho thêm vani, sữa tươi và dầu ăn vào tô rồi dùng cây đánh trứng đánh đều tay cho tan hết phần lòng đỏ.
Trong một âu khác cho phần bột mì và bột bắp vào chung với nhau, dùng rây để lọc phần bột cho thật mịn. Cho phần bột đã rây vào phần hỗn hợp lòng đỏ, thực hiện trộn cho đều tay đến khi thấy phần bột tan hết thành một hỗn hợp đồng nhất và mịn mượt.
Lưu ý: Không nên đánh quá lâu sẽ làm cho phần bột bị chai và bánh không còn ngon nữa.
Phần hỗn hợp lòng trắng trứng được chia làm 3 phần, cho lần lượt từng phần nhỏ vào lòng đỏ đánh đều tay cđến khi thấy hỗn hợp lỏng mịn đều, màu vàng đều nhau.
Hỗn hợp bột bánh bông lan mịn màng Nướng bánh
Lót giấy nến hoặc dùng bơ lạt thoa đều trong lòng nồi cơm điện để chống dính, sau đó cho phần hỗn hợp bột bánh vào nồi. Bật chế độ cook cho đến khi nồi chuyển sang chế độ warm thì để bánh thêm khoảng 20 phút nữa. Để kiểm tra bánh đã chín hay chưa thì dùng tăm kiểm tra, nếu thấy bánh đã chín thì tăm không còn ướt bột, nếu bánh chưa chín thì lật mặt bánh rồi để chế độ cook thêm một lần nữa.
Yêu cầu thành phẩm
Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong mẻ bánh bông lan làm bằng nồi cơm điện đơn giản và vô cùng hấp dẫn. Bánh bông lan có độ thơm ngon, mềm xốp không thua kém bánh bông lan nướng lò.
Cách làm bánh quy bơ thơm ngon từ bột mì cực đơn giảnBột mì cũng được dùng để chế biến các món bánh quy bơ, nếu như muốn tự tay làm bánh quy bơ chiêu đãi cả nhà bạn có thể thực hiện theo công thức dưới đây.
Bánh quy bơ thơm ngon được làm từ bột mì (Ảnh: Internet)
Cách làm bánh quy bơ thơm ngonLàm hỗn hợp bột bánh quy bơ
Làm tan chảy bơ nhạt, trộn đều hỗn hợp bột mì, đường và bơ. Cho thêm trứng vào hỗn hợp, khi cho trứng nên lưu ý cho từng quả một để thực hiện trộn đều rồi mới cho thêm. Không nên cho trứng vào cùng lúc để phần hỗn hợp được sánh mịn hơn.
Thêm bột mì và bột ngô vào hỗn hợp, trộn đều. Lưu ý: Cho bột vào từ từ rồi thực hiện khuấy chứ không nên cho toàn bộ vì bột sẽ bị vón cục và không dẻo mịn. Phần bột nhào cho đến khi thấy chúng tạo thành một khối bột dẻo không dính tay là được.
Tạo hình và nướng bánh
Bột nhào xong cho ra mặt phẳng khô và sạch, thực hiện cán bột thành những mảng mỏng. Dùng khuôn tạo hình cắt bột thành những hình thù theo sở thích.
Trải giấy nến lên khuôn để chống dính, sau đó đặt bánh lên khuôn cách nhau một khoảng để khi chín bánh không bị dính vào nhau. Nướng bánh ở 180 độ C từ 15 – 20 phút .
Yêu cầu thành phẩm
Bánh quy bơ sau khi chín cần để nguội mới lấy ra cho vào hộp bảo quản, không nên nhấc lên khi còn nóng sẽ làm bánh gãy. Những chiếc bánh quy bơ có hình tròn, vuông sẽ giữ được hình dáng và góc cạnh hơn những chiếc bánh có nhiều hình thù khác. Bảo quản bánh quy bơ ở nơi thoáng mát tránh ẩm.
Cách làm bánh xếp chiên từ bột mì ăn là nghiềnBánh xếp được làm từ những nguyên liệu có lợi cho sức khỏe như: bột mì, trứng gà, bột gạo, thịt nạc, cà rốt… Đây là bữa xế rất được yêu thích, nhất là các bạn trẻ.
Bánh xếp nóng hổi, giàu dinh dưỡng (Ảnh: Internet) Phần vỏ bánh Phần nhân bánh
Mộc nhĩ: 50g
Thịt nạc vai: 500g
Hành tây: 1/2 củ
Hành tím: 1/2 củ
Cà rốt: 1 củ nhỏ
Gia vị: nước mắm, đường, tiêu, hạt nêm
Làm nhân bánh
Rửa sạch các nguyên liệu của phần nhân bánh, ngâm mộc nhĩ trong nước đến khi mềm. Sau đó, thái chỉ mộc nhĩ, băm nhỏ thịt nạc, hành tây và hành tím, cà rốt thái sợi.
Bắc chảo lên bếp, đổ một chút dầu ăn vào. Đun sôi dầu rồi cho tất cả nguyên liệu làm nhân bánh vào chảo, xào chín đều. Nêm nếm gia vị cho vừa với khẩu vị của bạn rồi tắt bếp.
Làm vỏ bánh
Trong một âu lớn, cho bột mì, bột nở, trứng gà và nước vào, trộn đều và nhồi đến khi thu được một hỗn hợp mịn mượt, không còn dính tay.
Để bột nghỉ từ 10 – 30 phút rồi chia thành nhiều phần bằng nhau, cán miếng mỏng tròn.
Vào bánh
Đặt một miếng vỏ bánh lên tay, múc nhân cho vào chính giữa rồi khéo léo xếp mép bánh lại thật chặt để khi chiên bánh không bị vỡ nhân ra ngoài.
Lưu ý: Để bánh được đẹp mắt hơn bạn có thể dùng khuôn chuyên để làm bánh xếp.
Chiên bánh
Chiên bánh ngập dầu đến khi chín vàng giòn rồi vớt ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu là xong.
Yêu cầu thành phẩm
Công thức làm bánh xếp này sẽ mang đến một mẻ bánh nóng hổi, thơm ngon với lớp vỏ bánh vàng giòn còn phần nhân bên trong đậm đà hương vị rất tuyệt vời. Khi thưởng thức bánh bạn có thể chấm một chút tương ớt để tăng thêm hương vị nhé.
Cách làm bánh nhúng nhỏ xinh, giòn rụmBánh nhúng vừa đẹp vừa ngon (Ảnh: Internet)
Bột mì: 100g
Bột gạo: 100g
Tinh bột bắp: 50g
Nước cốt dừa: 200 ml
Nước đá lạnh; 170 ml
Trứng gà: 1 quả
Mè đen: 1 muỗng canh
Mè trắng: 1 muỗng canh
Đường: 50g
Một chút muối
Cách làm bánh nhúng đơn giản mà ngonLàm hỗn hợp bột
Trộn bột gạo, bột mì, tinh bột bắp với muối và đường trong âu lớn đến khi các nguyên liệu hòa tan vào nhau.
Từ từ đổ nước, nước cốt dừa và đập trứng vào âu hỗn hợp, trộn đều rồi dùng tay nhào cho hỗn hợp thật mịn màng.
Chiên bánh
Bắc chảo lên bếp, đợi dầu nóng rồi cho khuôn nhúng vào chảo khoảng 20 giây. Tiếp theo, lấy khuôn ra nhúng vào âu bột rồi cho khuôn trở lại chảo, lắc nhẹ cho bột rơi ra khỏi khuôn.
Chiên bánh trên lửa nhỏ, khi thấy bánh vàng giòn thì vớt bánh ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.
Tiếp tục chiên đến khi hết phần bột đã chuẩn bị.
Yêu cầu thành phẩm
Bánh nhúng sau khi làm xong sẽ có hình dáng xinh xắn, bánh vàng giòn rất ngon và hấp dẫn. Bạn nên đợi bánh nguội hoàn toàn rồi cho vào hủ, đậy nắp kín lại để ăn dần.
Cách làm bánh hoa quả vừa ngon vừa tốt cho sức khỏePhần đế bánh Phần hoa quả Làm đế bánh
Lót giấy nướng vào khuôn, bật lò ở 180 độ C.
Trộn bơ, muối, đường, bột mì và dừa nạo trong âu, tiến hành nhào đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau thành một khối dẻo mịn, không còn vón cục.
Từ từ đổ hỗn hợp bột vào khuôn bánh, dàn đều và ấn thật chặt tay rồi cho khuôn vào lò nướng từ 15 – 20 phút.
Khi thấy bánh đã được thì lấy ra, để nguội.
Cho bơ vào âu để làm đế bánh Làm phần hoa quả
Rửa sạch xoài, ngọt vỏ và thái miếng vừa ăn. Dứa cũng làm tương tự như xoài.
Cho gelatin vào nước đá khoảng 10 phút.
Bắc nồi lên bếp, cho bơ và đường vào đun tan chảy rồi đổ hoa quả vào, đảo nhẹ tay để hỗn hợp bơ đường bám đều vào hoa quả. Tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút.
Cho gelatin vào nồi, đảo đều, đun thêm tầm 2 phút. Sau đó, đổ hoa quả vào phần đế bánh, dàn đều rồi cho vào tủ lạnh từ 2 -3 tiếng để hoa quả động lại.
Yêu cầu thành phẩm
Lấy bánh trong tủ lạnh ra, rắc dừa nạo lên trên, bánh sẽ vô cùng hấp dẫn với đến bánh giòn còn nhân trái cây lại ngọt ngào, dinh dưỡng. Bạn có thể bảo quản bánh trong tủ lạnh từ 2 – 3 ngày.
Trên đây là các cách làm bánh ngon từ bột mì đơn giản nhất, qua bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức để thực hiện làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện và cách làm bánh quy bơ đơn giản cùng nhiều loại bánh thơm ngon khác từ bột mì. Ngoài những loại bánh được hướng dẫn trong bài viết bạn cũng có thể tham khảo thêm những bài viết về cách làm bánh su kem, cách làm bánh bông lan trứng muối… Bột mì có thể biến tấu thành rất nhiều loại bánh khác nhau, hi vọng bạn sẽ biết cách làm các loại bánh đơn giản bằng bột mì thật hấp dẫn chiêu đãi cả gia đình. Chúc bạn thành công!
Trổ Tài Làm Bếp Với 5 Món Ngon Từ Cà Tím
Cà tím là nguyên liệu rất dễ tìm, dễ chế biến mà lại rất bắt cơm. Bạn có thể làm phong phú thêm thực đơn bữa cơm gia đình với 5 biến tấu tuyệt ngon từ cà tím sau đây:
1. Cà tím xào tỏi
Món cà tím xào tỏi
Nguyên liệu cho món cà tím xào tỏi:
3 trái cà tím cỡ vừa (tương đương 200gr)
1 củ tỏi
2 củ hành tím
1 ít muối, nước tương, dầu mè
Cách làm:
– Rửa sạch cà tím và cắt khúc vừa ăn.
– Ướp cà tím với hành giã nhuyễn, ít muối và 1 muỗng cà phê dầu mè khoảng 15 phút trước khi đem hấp sơ qua.
– Phi tỏi thơm trong chảo nóng với lửa vừa. Khi thấy tỏi vàng mặt, chia đôi phần tỏi, một để lại trong chảo và một để ra bát.
– Cho cà tím đã hấp vào đảo thật nhanh tay với ít nước tương và nêm nếm vừa ăn.
– Khi dọn ra dĩa, rắc thêm phần tỏi phi lên trên mặt và dùng nóng.
2. Cà tím nấu đậu
Món cà tím nấu đậu
Nguyên liệu cho món cà tím nấu đậu:
3 trái cà tím
1 lạng thịt ba rọi
2 miếng đậu phụ
1 nhánh lá tía tô
1/3 muỗng cà phê mẻ (hoặc dấm)
Các loại gia vị như hành, muối, nước mắm, tiêu, hạt nêm
Cách làm:
– Sau khi rửa sạch cà tím, bạn đem cắt dọc và thái thành miếng hơi lớn (cà sẽ hao khi chín). Dùng một thau nước ngâm cà để giảm bớt nhựa và tránh thâm đen.
– Thái thịt thành những lát mỏng sau đó đem ướp với ít muối và hạt nêm.
– Thấm bớt nước trên mặt đậu phụ và chiên lại cho vàng giòn.
– Tao thịt vừa ướp với ít dầu đã khử mùi với ít hành để miếng thịt thơm ngon và đậm vị hơn. Sau đó, trút phần cà tím vào chảo xào qua. Tiếp đến cho đậu vào cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn và bớt lửa. Trong quá trình nấu, bạn không dùng đũa đảo qua lại để tránh đậu nát. Chỉ cầm quai nồi lắc nhẹ. Khi thấy cà đã thấm, cho thêm mẻ hoặc dấm để tăng thêm hương vị cho món ăn.
– Sau cùng, khi dọn món ăn, bạn rắc thêm vài sợi tía tô lên mặt.
3. Cà tím nướng sốt mỡ hành thịt bằm
Món cà tím nướng sốt mỡ hành và thịt băm
Nguyên liệu cho món cà tím nướng sốt mỡ hành thịt bằm:
3 trái cà tím
2 lạng thịt nạc băm
1 ít hành lá
Các gia vị: muối, hạt nêm, đường, tiêu, ớt và tỏi bằm
Cách làm:
– Lau khô cà tím đã rửa sạch và nướng nguyên trái trên bếp than hoa hoặc lò nướng. Khi đã chín, bạn cắt đôi.
– Thịt băm đem ướp với hành và các gia vị khoảng 10 phút.
– Rửa sạch hành lá và thái thật nhỏ. Cho phần hành này lên xào trong chảo nóng với chút dầu. Sau đó, trút phần thịt bằm vào xào cùng.
– Tưới phần nước sốt thịt này vào trong các trái cà đã sắp sẵn trên dĩa và dùng lúc nóng.
– Dọn kèm món ăn này với chén nước mắm chua ngọt sẽ tăng thêm phần ngon miệng.
4. Cà tím om
Món cà tím om
Nguyên liệu:
3 trái cà tím lăn bột chiên hoặc nướng vàng mặt
2 lạng thịt ba chỉ: thái mỏng
3 miếng đậu hũ chiên
1 trái cà chua
1 muỗng canh nước sốt cà chua
½ muỗng cà phê mẻ
1/2 muỗng cà phê bột nghệ
1/2 muỗng cà phê mắm tôm
Lá lốt, tía tô, hành lá: thái sợi nhỏ
Các loại gia vị
Cách làm:
– Đem thịt đã thái mỏng ướp với nước mắm tôm, tỏi, bột nghệ, mẻ và nước mắm trong khoảng 15 phút.
– Phi thơm hành tỏi và xào cà chua tạo màu đỏ. Sau đó trút phần thịt vào xào cùng. Khi thấy thịt săn lại, cho thêm nước sốt cà chua vào xào tiếp trước khi cho nước lọc vào om. Khi nước đã sền sệt, cho cà tím nướng vào cùng, sau đó đến đậu. Giữ lửa liu riu đến khi nước sánh lại thì cho thêm hành lá, lá lốt và tía tô thái sợi vào.
Trên đây là 4 món ăn rất đơn giản nhưng cũng rất ngon chỉ với nguyên liệu cà tím. Tùy theo sự sáng tạo của bạn, các biến tấu từ loại cà này sẽ còn được bổ sung thêm nhiều món ngon hơn nữa.
5. Cà tím xào cay
Món cà tím xào cay
Nguyên liệu cho món cà tím xào cay:
3 trái cà tím
3 trái ớt đỏ
3 tép tỏi và hành tím
1 muỗng canh bột me
2 muỗng cà phê đường
1 ít muối và dầu ăn
Cách làm
– Đem tỏi, hành tím đập dập. Ớt băm nhuyễn. Trộn tất cả vào chung với bát nước me (pha bột me với ít nước) cùng chút đường và muối.
– Thái cà tím thành những miếng vừa ăn và chiên sơ qua. Sau đó vớt ra ngoài.
– Phi một ít hành với dầu nóng và cho hỗn hợp nước ướp đun sôi nhẹ. Sau đó cho cà tím vào xào thật nhanh tay đến khi cà chín.
– Khi dọn, trang trí thêm ít ngò xanh tạo màu.
Trên đây là 5 món ăn rất đơn giản nhưng cũng rất ngon chỉ với nguyên liệu cà tím. Tùy theo sự sáng tạo của bạn, các biến tấu từ loại cà này sẽ còn được bổ sung thêm nhiều món ngon hơn nữa.
Chúc bạn thành công!
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Bột Làm Bánh Cuốn Tài Ký
Bánh cuốn từ rất lâu rồi đã trở thành thức quà quen thuộc của người Hà Nội, người ta có thể ăn bánh cuốn vào buổi sáng cũng có thể ăn bánh cuốn vào bữa đêm, bữa nào cũng có cái thú của nó. Bánh cuốn Hà Nội cũng có đến dăm bảy loại: bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn nóng nhân thịt, bánh cuốn ruốc, bánh cuốn trứng, bánh cuốn lá…mỗi loại lại mang những hương vị riêng biệt và có cái ngon riêng.
Ngày nay, để tìm những tiệm bánh cuốn ngon đúng vị cũng không phải quá dễ, tại sao bạn không thể tự tay làm bánh cuốn tại nhà bằng bột làm bánh cuốn. Quyết định bánh cuốn ngon hay không là ở phần bột làm bánh cuốn.
– Bột không chất hóa học, an toàn
– Không cholesterol
– Đóng gói cẩn thận, dễ dàng sử dụng
– Khối lượng: 400 gr
– Xuất xứ: Việt Nam
Cách làm bánh cuốn tại nhà:
-Đầu tiên, bạn cho bột bánh cuốn vào tô và cho 2~3 thìa canh dầu ăn thì sẽ dễ tráng bánh hơn, cho thêm 1 xíu muối cho đậm đà. Nhớ đánh cho kĩ, để bột ko bị lợn cợn. Khâu trộn bột này rất quan trọng nên bạn phải chú ý nha.
-Nhân bánh: mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, thái thật nhỏ (thái sợi trước, rồi lại cắt ngang). Hành tây thái nhỏ, phi thơm, cho lần lượt thịt băm, nấm và mộc nhĩ vào xào, đảo đều tay để thịt không vón, nêm nếm gia vị vừa ăn, mình cho thêm cả tiêu vào nhân, bạn có thể cho vào hoặc không tùy theo sở thích.
-Hành khô: hành tây thái khoanh (scheiben), đun dầu nóng già, cho hành vào chiên vàng.
Lưu ý là bạn chỉ cần chờ đến khi hành vừa chuyển sang màu vàng nhẹ là vớt ra ngay, vớt ra rồi hành vẫn tiếp tục vàng nữa, nếu đợi đến khi vàng già mới vớt ra thì sẽ bị đắng.
Sau đó, cho chảo không dính, tráng 1 lớp dầu thật mỏng dáp đáy chảo. Lấy 1 lượng bột nhất định, tùy chảo to hay nhỏ, chao chảo nhanh, để được 1 lớp bột mỏng (càng mỏng càng tốt) dính đáy chảo (cho những bạn mới làm: chờ đến khi chảo nóng già, lấy 1 lượng bột nhiều hơn phần mình cần, sau khi chao chảo thật nhanh thì chắt phần bột thừa ra, cũng được bánh khá mỏng mà dễ làm). Chờ bánh trong đều thì úp bánh ra đĩa to để cuốn. Lại tiếp tục chờ chảo đủ nóng, cho bột vào….trong thời gian chờ đợi bột trong chảo chín, dàn nhân lên vỏ bánh vừa chín để cuộn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trổ Tài Với Các Loại Bánh Làm Từ Bột Nếp Ngon Khó Cưỡng trên website Raffles-hanoi.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!